Giá Trị Của Nọc Ong

I. Lý tính của nọc ong

Nọc ong là chất dịch không màu, có mùi đặc biệt giống mật ong, có vị hăng và cay. Nọc ong có phản ứng Axit, tỷ trọng 1,131. Hàm lượng chất khô cao tới 41%, để ngoài dễ bị cứng lại. Độ pH thường từ 4,5 – 5,5 trong quá trình sấy khô sẽ bị bốc theo hơi nước 25%. Dưới đây Golden Bee xin chia sẽ đôi điều về nọc ong.

II. Hóa tính nọc ong

Có các Protein, mỡ, các hợp chất hữu cơ, muối khoáng, các phân tử ure… và các Axit amin tự do như: Cistin, Litin, Asginin, Xerin, Trytophan, Treonin, Leixin, Isoleisin, Axit desoxy, Rionncleic, Dionucleic, Axit focmic, Clodric, Octropheric, Lipit và các chất Steroit, các men Luronidaza, phôi Pholipaza A và chất Mg, Cu.

Theo các nhà hóa học Đức thì các chất có hoạt tính mạnh nhất trong nọc ong (sau khi tách protein) là Melitin, có tác dụng chữa bệnh mạnh nhất.

Melitin chịu nhiệt độ cao và lạnh rất tốt, thành phần hóa học không bị biến đổi, nó cũng không bị phân hủy trong môi trường axit mạnh và môi trường kiềm. Ngoài ra còn có các chất hữu cơ và hixtamin tới 1%.

III. Tác dụng của nọc ong đến cơ thể con người

Tác dụng của nọc ong đến cơ thể con người là một quá trình diễn ra hết sức phức tạp, quá trình ấy phụ thuộc vào số lượng nọc ong được đưa vào cơ thể và sức chịu đựng của cơ thể mỗi người về mức độ mẫn cảm, đặc biệt những người nuôi ong lâu thì sự mẫn cảm đó ít hơn. Người ta cho đó là hiện tượng miễn dịch nhưng cơ sở lý luận miễn dịch như thế nào thì chưa giải thích được.

Bản chất của nọc ong là gây dị ứng (chất kích thích cơ bản, chất gây phản ứng toàn bộ trong hệ thống thần kinh)…hiện tượng đó thể hiện: nổi mề đay toàn thân, viêm cục bộ, lên cơn sốt, cơn hen có thể lâu tới vài giờ dưới dạng sốt mẫn.

Vì vậy muốn dùng nọc ong cho người bệnh phải thử dị ứng trước.

Nọc ong là một dược phẩm có tác dụng cục bộ hoặc toàn thể: chổ bị ong chích đỏ, sưng lên, xuất hiện cảm giác đau nhói, nhiệt độ tăng từ 2 – 6 độ C. Mỗi liều nhỏ hoặc trung bình đều có tác dụng rất tốt (vì có tính chất chữa bệnh), nếu ở liều lượng (1 con ong chích là 1 liều) lớn, có thể gây nên nhiễm độc (trường hợp nhiễm độc do sử dụng nọc ong rất hiếm) Liều chí tử của nọc ong là 1000 liều, làm cho người ta chết (do ức chế trung tâm hô hấp và gây tê liệt).

Cũng có một vài trường hợp chỉ bị vài con ong chích cũng đã bị dị ứng, nhưng trường hợp này rất mau khỏi và không liên quan đến các bệnh nặng khác. Nếu bị từ 100 – 200 chích trở lên sẽ có liên quan đến bệnh nặng khác và bệnh nhân có thể phải nằm một số ngày, phản ứng đầu tiên của bệnh là: nhức đầu, buồn nôn, tiết nước bọt và ra mồ hơi nhiều, sau đó rối loạn tiêu hóa, bệnh nhân bất tỉnh nhân sự, nhiệt độ cơ thể tăng, có hiện tượng hòa tan hồng cầu và hemoglobin trong nước tiểu. Phái nữ và trẻ em dễ bị mẫn cảm hơn nam giới.

Nọc ong làm giãn động mạch và mao mạch, dồn máu đến các cơ quan làm giảm đau. Nọc ong có tác dụng tốt đến các cơ quan tạo huyết, tăng lượng hemoglobin, tăng cục bộ hoặc toàn bộ lượng bạch cầu, phản ứng huyết trầm giảm, tính nhất và đông của máu giảm bớt đi.
Nọc ong bị giảm tác dụng, bị phá hủy hoàn toàn do sụ oxi hóa của các chất sau đây: protein, trytophan. Điều đó chứng tỏ bản chất của quá trình protein là chất ban đầu của nọc ong.

IV. Nọc ong có tác dụng chữa một số bệnh sau:

Nọc ong có thể dùng dưới hình thức cho ong chích trực tiếp vào các huyệt hoặc điều chế thành các dạng thuốc mỡ, nhũ tương, hoặc tiêm dưới da hay điện di. Nọc ong còn giúp cho người ta chữa được nhiều bệnh nặng hơn mà các thứ thuốc khác lâu nay không chữa được.

Nhiều nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận các bệnh sau đây và chữa được bằng nọc ong rất có hiệu nghiệm.

• Viêm khớp do phong thấp, khớp cơ, khớp tim.
• Viêm nhiều khớp không đặc trưng và không truyền nhiễm
• Viêm cột sống biến dạng
• Bệnh của hệ thần kinh ngoại vi, viêm thần kinh thắt lưng dưới xương chậu
• Viêm thần kinh ngồi, thần kinh đùi, thần kinh mặt
• Viêm thần kinh sườn và viêm nhiều thần kinh khác
• Bệnh sâu quảng
• Các loại bệnh hệ tuần hoàn (viêm tĩnh mạch không có quá trình nung mủ, viêm tĩnh mạch, viêm xơ động mạch tứ chi )
• Bệnh suyễn
• Bệnh đau nữa đầu
• Huyết áp cao cấp 1 và cấp 2
• Viêm mống mắt và mống mi.

Nhiều tác giả còn cho rằng nọc ong có tác dụng chữa được các bệnh tuyến giáp trạng cấp 1, cấp 2.

Những trường hợp sau đây không dùng được nọc ong:

(Phản ứng đặc dị: bị ong chích cũng nổi mề đay)

• Các bệnh truyền nhiễm do bị vi khuẩn
• Bệnh lao
• Bệnh thận đái ra máu
• Bệnh vỏ thượng thận, đặc biệt là bệnh Adixon
• Bệnh nhiễm trùng huyết và nung mủ mạnh
• Bệnh phù thiếu của hệ tim mạch
• Các bệnh hữu cơ của hệ thống thần kinh trung ương
• Tình trạng suy nhược toàn thân
• Bệnh máu và các cơ quan tạo huyết có chiều hướng chảy máu

Phụ nữ có mang thai, tuyệt đối không dùng nọc ong. Trường hợp những phụ nhữ đang nuôi ong mà có mang dù có bị ong chích nhiều đều không có ảnh hưởng gì cả.

V. Vấn đến khai thác nọc ong

Nọc ong là sản phẩm quý nhất của ngành ong. Muốn khai thác được 1kg nọc ong, phải cần 1000 đàn ong với số lượng binh quân mỗi đàn mạnh từ 40.000 – 50.000 con.

Quy trình khai thác nọc ong hiện nay ở mỗi nước khác nhau. Hiện nay ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu nhưng chỉ mới đạt được những thành công ở bước đầu, trong tương lai, nọc ong sẽ được đưa vào các bệnh viện để góp phần chữa nhiều bệnh hiểm nghèo.

======

Bài viết được biên soạn bởi Mật Ong Golden Bee https://goldenbee.com.vn/

Tất cả về Mật Ong https://goldenbee.com.vn/mat-ong

Thông tin về Ong Mật https://goldenbee.com.vn/ong-mat

Sản phẩm Mật Ong Nguyên Chất Golden Bee https://goldenbee.com.vn/san-pham/mat-ong-nguyen-chat-golden-bee

Mật Ong Nguyên Chất Golden Bee

100,000500,000

Mật ong nguyên chất Golden Bee, khai thác tại Tây Nguyên.

Đóng chai theo quy trình khép kín, bảo đảm VSANTP.

Đã hạ thủy phần trong nước dưới 20%.

Đọc tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo