Giá Trị Của Sữa Ong Chúa

Từ ngàn xưa, con người đã biết đến sản phẩm thu từ loài ong mật là quý giá. Con người cũng đã có nhiều kinh nghiệm để dùng vào việc phòng, chữa trị rất nhiều bệnh có hiệu nghiệm. Đặc biệt, mật ong có tác dụng giúp cho người già yếu, trẻ em còm cõi, bệnh nhân suy nhược… rất nhiều hiệu quả. Kết quả do đâu, tác dụng như thế nào thì không ai giải thích được, và mọi người cũng chỉ quan tâm đến khai thác mật ong và sáp ong.

Gần một trăm năm trở lại đây, ngành ong thế giới phát triển mạnh, có nhiều nhà bác học đã đi sâu nghiên cứu khai thác và thử nghiệm các sản phẩm lấy từ con ong. Không phải chỉ là mật và sáp ong thôi, mà còn rất nhiều sản phẩm quý khác như: Sữa ong chúa, phấn hoa, nọc ong, keo ong, nhộng ong và cả xác ong già… đều có giá trị phục vụ tốt cho con người. Bài viết này Golden Bee sẽ đề cập đến giá trị của sữa ong chúa.

I. Sữa ong chúa, làm thế nào để có sữa ong chúa

Sữa ong chúa là một loại thức ăn đặc biệt của ấu trùng, nói chung từ 3 ngày tuổi trở lại, nói riêng cho ấu trùng ong chúa từ tuổi thứ nhất đến khi chuyển hóa hoàn toàn và sau khi ở tuổi trưởng thành, ong chúa vẫn tiếp tục dùng cho đến khi chết.

Sữa ong chúa là do tuyến hạ hầu của các con ong thợ. Sau khi ong thợ ra đời đến 5 ngày tuổi trở đi mới hình thành tuyến sản sinh ra sữa ong chúa.

Sữa ong chúa còn gọi là chất tiết tinh (danh pháp quốc tế gọi là Gelec royaly).

1. Quá trình sản sinh ra sữa ong chúa

Cơ chế quá trình hình thành sữa ong chúa là một quá trình sinh học khá phức tạp. Ở đây chỉ giới thiệu một cách đơn giản như sau:

Tuổi tiết sữa của ong thợ cao nhất từ 10 – 18 ngày tuổi.

Thời gian tiết sữa cao nhất là về đêm và không bị tác động bởi mọi chấn động cơ học khác.

Mùa để cho ong thợ tiết sữa cao là mùa có nhiều phấn, nhiều mật hoa.

Mức độ tiết sữa chúa:

• Tiết sữa để nuôi ấu trùng ong thợ và ong đực thì ở mức độ vừa phải để đủ ăn từ 3 ngày tuổi trở lại.
• Tiết sữa để nuôi ấu trùng ong chúa thì vừa ăn cho đủ mà còn dự trữ thừa thải, tiết sữa để nuôi ong chúa trưởng thành thì đủ sức.
• Khi mất chúa thì lượng sữa cao nhất.

Tiết sữa như thế nào ?

Trước khi tiết sữa, ong thợ ngừng hoạt động mọi công việc khác, và ăn mật, phấn hoa cho thật no. Tuyến hạ hầu bắt đầu kích thích, các tế bào của tuyến chuyển động, tuyến chùm phồng to ra cho đến điểm cao và lượng sữa chúa đầy ống tiết. Các ống tiết cùng tập trung đổ ra ống góp, thông qua cửa miệng tập trung ở vòi để đổ vào mũ chúa dự trữ.

Lượng sữa có màu vàng kem, trắng đục, sền sệt.

Tại sao người ta lại gọi chất tiết này là chất sữa chúa ?

Mũ chúa có hình dạng núm vú, chất này có màu trắng như sữa và chủ yếu là để nuôi ong chúa, do đó người ta gọi tắt là sữa ong chúa cho dễ hiểu.

2. Cách khai thác sữa ong chúa

A, Trong điều kiện tự nhiên:

Ấu trùng của tất cả ba loại ong ở ba ngày tuổi trở lại đều được hưởng chung một loại thức ăn đặc biệt gọi là sữa ong chúa.

Từ ngày thứ tư trở đi chỉ có ấu trùng của ong chúa mới được ăn sữa ong ong chúa. Do đó mà mỗi khi có số lượng mũ chúa hình thành (dù cho mũ chúa sinh ra do yêu cầu phân chia đàn tự nhiên hay do mất chúa đột xuất mà ong thợ tự xây cấp tạo, hoặc là mũ chúa nhân tạo…) thì ong thợ bắt buộc phải kích thích tiết sữa để nuôi mũ chúa đó. Nhưng mức độ sữa ong chúa nhiều hay ít ở mỗi mũ chúa còn phụ thuộc vào các yếu tố:

• Mùa hoa trổ có nhiều phấn hoa và mật hoa hay không ? (đặc biệt là phấn).
• Đàn ong đó có nhiều ong thợ trẻ không ? (từ 12 -18 ngày tuổi trở lại)
• Đàn ong có sung túc, mạnh?
• Đàn ong có bị sâu bệnh tác động không ?
• Kỹ thuật, thao tác, trình độ quản lý … của người kỹ thuật
• Ngoài ra yếu tố cách ly chúa hoàn toàn là một nhân tố hết sức quan trọng để tạo nên sữa chúa.

B, Tổ chức khai thác:

Trong phần này tóm tắt quy trình khai thác sữa ong chúa như sau:

1. Tổ chức đàn ong:

Chọn thời điểm có nguồn hoa tốt nhất và dự kiến thời gian bắt đầu và kết thúc

Khi chuẩn bị đàn ong sung túc, có nhiều ong thợ trẻ và mức độ tiết sữa nuôi ấu trùng thường “ướt” mới tiến hành.

Lên lịch trung chuyển thế đàn sao cho quá trình khai thác không bị gián đoạn và đàn ong không bị giảm sút

Ví dụ: Một trại ong có 100 đàn thì được phân như sau:

• Khối thứ nhất gồm những đàn đã đạt điều kiện làm sữa, khối này có thế đàn từ 12 – 15 cầu là 50 đàn.
• Khối thứ hai, gồm những đàn dự trữ ấu trùng ở tuổi 1 ngày là khoảng 15 đàn ong từ 12 – 15 cầu, chúa có sức đẻ tốt, cầu mới. Hàng ngày phải cung cấp được 10 – 12 cầu ấu trùng.
• Khối thứ ba, gồm những đàn tiếp chúa già nhưng còn sức đẻ tốt, ong thợ sung túc. Hoặc cách ly chúa, số đàn cần 10 đàn.
• Khối thứ tư, gồm những đàn khỏe mạnh, ong thợ trẻ có khả năng tiết sữa mạnh để chi viện cho khối thứ nhất là 20 đàn.

2. Tổ chức con người:

Khối nuôi dưỡng những đàn chứ đủ tiêu chuẩn.

Khối thứ hai chuyên trách khai thác sữa.

• Nhóm chọn ấu trùng và chỉnh đàn, chuyển cầu ra vào.
• Nhóm đúc mũ gắn chén sáp.
• Nhóm gắp ấu trùng, múc sữa chúa và di ấu trùng.

3. Công việc hằng ngày của khối làm sữa.

– Buổi sáng:

• Bao gồm các công tác chuẩn bị cần thiết.
• Trước hết là lấy các cầu (di ngày hôm trước) ở đàn tiếp ra kiểm tra. Mũ nào ong thợ tiếp thì cắt ngắn tập trung cho một cầu rồi chuyển cho đàn nuôi.
• Rút cầu ở đàn nuôi trước đó ra múc sữa chúa cho vào lọ dự trữ để vào thùng trữ lạnh.
• Tiếp tục di ấu trùng cho những cầu vừa múc sữa xong rồi cho vào đàn tiếp.

– Buổi chiều:

• Tiến hành kiểm tra và chăm sóc nuôi dưỡng cho các đàn làm sữa.
• Tiếp tục di ấu trùng cho những cầu và đàn mới.

4. Điều chỉnh thế đàn giữa hai khối.

Hàng tuần phải có cuộc họp và tiến hành điều chỉnh thế đàn giữa hai khối.

• Rút các đàn ở khối làm sữa mà ong thợ không còn khả năng tiết sữa nữa để chuyển sang dưỡng trở lại.
• Chuyển các đàn nuôi dưỡng đã đủ tiêu chuẩn sang khối làm sữa.

Chú ý: Ngay trong khối múc sữa hằng ngày cũng có nhận xét, nếu đàn nào tiết sữa kém thì chuyển sang nuôi mũ chúa và ngược lại.

II. Thành phần dinh dưỡng của sữa ong chúa.

Trong đàn ong có ba loại ong, ong thợ chỉ sống cao nhất trong mùa sản xuất từ 60 – 70 ngày là chết, ong đực chỉ sống khi cần đến nó, riêng ong chúa có khả năng sản xuất rất cao.

Về tuổi thọ, mặc dù trong 5 – 7 tháng đầu chúa đẻ cao và sau đó giảm dần, nhưng ong chúa sống được từ 3 -5 năm hơn. Lý do sống lâu như vậy là nhờ ong chúa ăn hoàn toàn bằng sữa chúa.

Tuy nhiên khoa học hiện đại đã có nhiều công trình nghiên cứu về sữa ong chúa, nhưng về thành phần lý hóa của sữa ong chúa vẫn chưa hiểu biết hết.

Căn cứ vào nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học ở các nước khác nhau cho biết, các chỉ số về thành phần dinh dưỡng của sữa ong chúa rất khác nhau. Nguyên nhân có thể do mấy yếu tố sau đây.

– Các giống ong khác nhau cho khả năng tiết sữa và giá trị dinh dưỡng của sữa khác nhau vè thành phần dinh dưỡng.
– Tuổi tiết sữa của ong thợ nếu ong thợ trẻ thì khả năng tiết sữa nhiều và giá trị cao hơn ong thợ già.
– Ảnh hưởng của thức ăn:

Nguồn hoa sung túc (phấn, mật) đầy đủ, thời tiết ấm áp (mùa xuân và mùa thu) thì khả năng tiết sữa cao, có giá trị dinh dưỡng tốt hơn là mùa hè và mùa đông. Đặc biệt, cho ong thợ ăn phấn nhân tạo thì giá trị dinh dưỡng kém hơn cho ăn phấn tự nhiên.

– Kỹ thuật khai thác và bảo quản thật tốt thì không bị biến đổi về thành phần và giá trị dinh dưỡng của sữa ong chúa.
– Ở mỗi vùng do ngoại cảnh tác động khác nhau thì dinh dưỡng sữa và khả năng tiết sữa cũng khác nhau, mặc dù mỗi vùng đó đều có một cơ cấu cây trồng như nhau.

Sự biến động do các nguyên nhân trên mà thành phần dinh dưỡng cũng đã được xác định theo các chỉ số dao động cho phép.

1. Các axit amin:

Trong sữa ong chúa có gần 20 loại axit amin quan trọng, trong đó có 10 loại mà bản thân cơ thể con người không tổng hợp được, bắt buộc phải đưa từ các nguồn bên ngoài vào như: Analin, Glutamic, Axpaxtic, Asginin, Glixin, Phenin, Xixtin, Triptophan, Tiroxin, Tresnin, Lixin, Valin, Loxin, Insoloxin, Metionin, Hixtidin, Xerin…

2. Các Vitamin:

Sữa ong chúa rất giàu vitamin, đặc biệt là nhiều Axit Pantotenic.

• Tiamin B1
• Piridoxin B6
• Riboflavin B2
• Axit Nicotinic PP
• Biotin
• Axit Folic
• Vitamin B12
• Vitamin D
• Vitamin A
• Axit Pantotinic
• Inoxiton
• Axetin xirolin
• Vitamin PP

3. Các chất đường

D-Glucoz, D-Fructoz, Saccaroz.

4. Các nguyên tố vi lượng

Fe, Cu, Ca, Co, Si, Mg, Mn, Ag, S, Cr, Zn, P

5. Các men quan trọng

Oxidaza, Photphatlaza, Lipaza, Axit Hidaza, Amilaza… và các kích tố bì chất.

6. Các Axit hữu cơ

C10H18O3 Panmitic, Steroic, Hebatic, Miretic, Limoleic, Decamedioic, Benzoic,…

III. Tiêu chuẩn sữa ong chúa

Nhìn chung qua các chỉ số phân tích dinh dưỡng sữa ong chúa hết sức phức tạp và biên độ giao động của các chỉ số khá lớn trong điều kiện trang bị của nước ta hiện nay, đặc biệt là các cơ sở sản xuất.
Qua nhiều số liệu tham khảo của các cơ quan sản xuất và tiêu thụ, xin giới thiệu tiêu chuẩn sữa chúa của các công ty và trạm trại hiện nay.

1. Yêu cầu kỹ thuật

a, Yêu cầu cảm quan:

Đó là một nhũ dịch màu vàng, hơi đậm, vị hơi chua và phải có phán ứng Axit. Để ngoài không khí đặc dần và chuyển sang màu nâu.

b, Yêu cầu lý hóa:

Sữa phải có ít nhất 25% chất sấy khô

– Độ ẩm: Sấy ở 100 độ C cho tới khối lượng không đổi, độ ẩm 60 – 70%.
– Hàm lượng nito: Chế phẩm phải chứa ít nhất 5% nito tính trên chất sấy khô.
– Đường khử: Phải chứa ít nhất là 25% đường glucoz tính trên chất sấy khô.

2. Phương pháp thử

Định tính:

– Phản ứng với Ninhidrin:

Hoàn tan khoảng 100mg sữa ong chúa trong 5ml nước cộng với 50ml Natri Axetat cộng 5 giọt Ninhidrin 1% trong Metanon. Đun sôi nhẹ vài phút, màu tím xuất hiện, để nguội màu tím rõ hơn.

– Phản ứng với Fiuret:

Hoà tan 100mg sữa ong chúa trong 5ml nước cất, thêm vào 2ml NaOH 40%, thêm nhẹ từ thành ống 0,5ml CuSO4 0,2% có màng tím xuất hiện giữa mặt phân cách hai lớp chất lỏng.

– Chất sấy khô:

Cân chính xác 0,5g sữa ong chúng hoà tan trong 100ml cồn 45 độ C để lắng lọc chân không, nhận dịch lọc trong một chén sứ đã cân bì. Rửa hai lần, mỗi lần với 20ml cồn 45 độ C. Tập trung tất cả dịch rửa vào chén sứ trên. Làm bay hơi dung môi (đun cách thủy) sấy ở 40 độ C trong 30 phút. Cân chất sấy khô ít nhất 25%.

Định lượng:

Tỷ lệ % Namin:

Lấy chính xác 0,5g sữa ong chúa bỏ vào trong một bình cầu 250ml. Hòa thêm 20ml nước cất và chuẩn độ bằng dung dịch NaOH N/20 cho tới khi pH=7. Đo bằng pH kế, ta được n ml NaOH N/20 tương ứng với Axit tự do.

Bỏ thêm vào trong bình cầu 25ml dung dịch Fomon đã được trung hòa tới pH = 7 và tiếp tục trung hòa bằng dung dịch NaOH N/20 cho tới khi pH = 9,2. Đo bằng pH kế, ta được tổng cộng N ml NaOH N/20 từ khi bắt đầu cuộc chuẩn độ.

Tỷ lệ % N – amin trong sữa ong chúa phải lớn hơn 0,3%

T %=(N-n)x0,07/0,5

Tỷ lệ % N – amin trong sữa ong chúa phải lớn hơn 0,3%.

Hàm lượng Axit 10 Hidroxi 2 – Dexinic:

Thuốc khử:

– Ete etylic
– Dung dịch NaOH N
– Dung dịch H2SO4 50%
– NaOH
– NaHCO3
– Dung dịch chuẩn độ 0,01 N NaOH
– Chỉ thị Phenontalein
– Dung dịch chuẩn độ 0,01 H2SO4

Cách thử:

Cân chính xác 2g sữa ong chúa, hòa tan trong 50ml nước cất chuyển sang bình lắng cặn, chiết 3 lần, mỗi lần với 100ml ete. Dung dịch ete được đem lắc 3 lần, mỗi lần với 30ml NaOH N – Axit hóa dung dịch trên với voi1H2O 50% cho đến khi pH = 1 sau đó kiểm hóa bằng NaHCO3 cho đến khi pH = 8.

Chiết dung dịch trên 3 lần, mỗi lần với 50ml ete. Bỏ dịch chiết ete đi, dung dịch còn lại đem axit hóa bằng H2SO4 50% cho đến khi pH = 1, chiết 3 lần mỗi lần với 50ml ete. Rửa dung dịch ete chiết được với nước cho đến khi nước rửa trung tính với giấy quỳ.

Làm bay hơi dung môi bằng cách ngâm vào nước nóng, sau đó cho vào can 50ml NaOH 0,01 (hút chính xác bằng Pipet)

Đun nóng trên nồi cách thủy cho đến khi tan hết cặn, để nguội.

Định lượng NaOH 0,1 N thừa bằng dung dịch chuẩn độ H2SO4 0,01 chỉ thị là phenontalein.

Song song thực hiện một mẫu kiểm tra trắng với cùng một lượng thuốc khử trong cũng một điều kiện như trên.
1ml H2SO4 0,01N tương ứng với 0,00186g axit 10 Hidroxi 2 Dexinic.

Hàm lượngluong75it 10 Hidroxi 2 Dexinic chứa trong chế phẩm được tính theo công thức (tính trên chất sấy khô).
(A-B)x18,6/ap

A= ml H2SO4 0,01N dùng cho mẫu trắng.
B= ml H2SO4 0,01N đã dùng cho mẫu thử.
P= Lượng sữa ong chúa đã dùng để thử tính bằng gam.
a= Chất sấy khô của chế phẩm tính bằng phần trăm.

Vì p = 2, công thức trên trở thành:

(A-B)x9,3/a

Sữa ong chúa phải chứa ít nhất là 5% axit 10 Hidroxi 2 Dexin tính trên chất sấy khô.

Bảo quản và đóng gói:

Dụng cụ chứa sữa ong chú phải sạch và sấy khô.

Giữ nhiệt độ dưới 0 độ C (-5% / -10 độ C)

IV. Tác dụng của sữa ong chúa.

Trước tiên cần phải nói rằng đối tượng dùng sữa ong chúa có hiệu quả là: Trẻ em còi cõm, người cao tuổi, còn đối với trung niên thì dùng khi quá mệt mỏi và suy kiệt, thần kinh suy nhược (Neurasthenique).

1. Tác dụng chung

Sữa chúa giữ vai trò kích thích tình trạng sức khỏe chung được điều hòa, một số hưng phấn xuất hiện, khả năng lao động trí óc và chân tay tăng, tinh thần vui vẻ và lạc quan. Tác dụng tốt với bệnh nhồi máu tim (Atherosclerode, stenocardie), bệnh loét, thiếu máu, suy nhược.

2. Tác dụng với bệnh lười ăn

Sữa chúa giúp cho sự ăn ngon miệng, người ốm mới khỏi sẽ chóng được phục hồi.

3. Tác dụng với trẻ em.

Tại hội nghị sinh học ởnghi45aan (4-1956) các giáo sư Malassi, Grandi đã thành công khả quan đáng khích lệ với các trẻ em thiếu tháng với liều lượng 50ml/ngày.

4. Tác dụng với cuống ruột và dạ dày.

Sữa chúa sẽ cung cấp nhiều vitamin đáng quý.

5. Tác dụng với bệnh suy nhược thần kinh.

Điều hòa các điều kiện chung của cơ thể, lên cân và bình thường hóa hệ thần kinh dinh dưỡng, ổn định khí chất, cải thiện lao động chân tay và trí óc, nhanh nhẹn và dẻo dai.

6. Tác dụng sinh lý.

Để minh họa cho tác dụng này, tôi xin giới thiệu một đoạn của nội dung bức thư ngày 4-1-1966 của một người Bỉ (không nêu tên).

“Tôi rất vui mừng báo tin cho ong về hiệu quả rất khích lệ mà tôi thu được cho bản thân nhờ sữa ong chúa. Ông còn nhớ 1962, lúc ở Canada, tôi hoàn toàn bị liệt dương và ông khuyên tôi nên dùng thử sữa chúa sẽ thấy.”

“Sở dĩ tôi báo tin chậm về vấn đề này, vì tôi chờ xác nhận coi tác dụng của nó còn kéo dài được không. Sau 4 tháng trị liệu bằng sữa chúa, khả năng sinh lý của tôi dần dần được hồi phục không còn suy yếu nữa, tôi tiếp tục dùng sữa chúa vào buổi sáng, vào lúc chưa ăn gì và buổi tối trước khi đi ngủ tôi dùng phấn hoa.”

“Ngày nay tôi đã 69 tuổi và mỗi tuần tôi giải quyết sinh lý 2 lần. Tôi thấy điều này thật là lạ và tôi đồng ý cho ong đăng bức thư này nhằm thuyết phục những ai còn hoài nghi tác dụng của sữa chúa.”

7. Tác dụng với bệnh thiếu máu, thiếu máu lão suy.

Bác sĩ Destrem “Tạp chí lão khoa 12/58” sữa chúa là một trợ thủ tốt cho người thiếu máu lão suy rất đặc biệt.

Trường hợp một cụ già:

Hồng cầu còn 3.390.000, Hg=75% đã 78 tuổi, sau khi dùng sữa chúa một thời gian 4 tháng, hồng cầu tăng 5.020.000, Hg= 90%, tình trạng sức khỏe tốt.

8. Tác dụng với chứng suy nhược

Với liều 50mg/ngày dùng trong 2-3 tuần, sau 2-3 tháng dùng lại ta sẽ cảm nhận nhiều bất ngờ so với dùng các loại thuốc bổ khác.

9. Tác dụng đối với bệnh ung thư

1960, trong báo chí Pháp và ngoại quốc quanh công trình của Towend và H.P Morgan, bộ Y tế Canada OHAWA.

Thí nghiệm trên 2000 con chuột chia ra 2 lò:

– Lô đầu được truyền dịch ung thư làm đối chứng.
– Lò thứ hai được truyền dịch ung thư trên có sữa chúa.

Kết quả lô đầu chết một cách thảm khốc, còn lô thứ hai có sữa chúa khong có con nào chết mà còn khỏe mạnh.

10. Tác dụng với sự sinh trưởng phát dục.

Với ấu trùng ong chúa mới nở sau 5 ngày được ăn hoàn toàn sữa chúa nên đã tăng 1.800 lần thể trọng. Với cơ thể con người, sữa chúa cũng là một yếu tố cho sự phát dục, đặc biệt là trẻ em.

11. Tác dụng trên da

Làm cho da mịn màn, dịu mát, đặc biệt là kem xoa cho nữ giới.

12. Tác dụng với trẻ em

Bác sĩ Factova đã chăm sóc 40 trẻ em từ 4 tháng đến 2 tuổi, 3 lần/ ngày / 5mg: ăn ngon, ngủ nhiều, tăng nhanh.

13. Tác dụng với bệnh Atheroselerose

Giảm xơ cứng động mạch, hội chứng giảm huyết áp, phản ứng tim mạch hạ, điều hóa sức ép của mạch.

14. Tác dụng với bệnh đái đường.

Theo nhà bác học Nga, sau 3 giờ dùng sữa ong chúa, tỷ lệ đường trong máu giảm xuống 33%.

15. Tác dụng với bệnh huyết áp

Hypertension, nghĩa là huyết áp thấp (6,5-7,8) lên đến 18 khi dùng sữa chúa, ngược lại trường hợp Hypertension huyết áp cao sẽ xuống mức bình thường.

16. Tác dụng với bệnh Cardiaques

Những người bị nhồi máu động mạch, rối loạn tim mạch, sữa chúa làm chóng hồi phục.

17. Tác dụng với bệnh Cholesterol

Dùng sữa chúa tỉ lệ Cholesterol xuống rất nhanh.

18. Tác dụng với bệnh hen suyễn

Sữa chúa sẽ giúp cho bệnh nhân nhanh chóng hồi phục (theo tài liệu của Hội Ong Quốc Tế 10/1981).

19. Liều lượng và cách dùng

Để đủ hiệu nghiệm, dùng liều hằng ngày là 50mg dùng liên tục trong 30 – 60 ngày.

Tốt nhất là ngậm sữa chúa nguyên chất dưới lưỡi trước khi đi ngủ. Hiện nay tại TP. Hồ Chí Minh nhiều nơi đã pha sữa chúa với mật ong có tên gọi là Apijel, Apisirum, hoặc là viên sữa chúa, sữa chúa con nhộng. Apijel được mọi người ưu chuộng nhất.

20. Thời gian bảo quản

Nhờ khả năng kháng sinh của sữa chúa, thời gian bảo quản sữa tươi từ 1 năm đến 18 tháng ở nhiệt độ -5/ -18 độ , ở các dạng bào chế rồi thì dùng lâu hơn.

Sữa chúa phải đựng trong lọ màu nâu, nút kín, có gắn seal, tránh ánh sáng và nhiệt độ bảo quản <0 độ C.

======

Bài viết được biên soạn bởi Mật Ong Golden Bee https://goldenbee.com.vn/

Tất cả về Mật Ong https://goldenbee.com.vn/mat-ong

Thông tin về Ong Mật https://goldenbee.com.vn/ong-mat

Sản phẩm Mật Ong Nguyên Chất Golden Bee https://goldenbee.com.vn/san-pham/mat-ong-nguyen-chat-golden-bee

Mật Ong Nguyên Chất Golden Bee

100,000500,000

Mật ong nguyên chất Golden Bee, khai thác tại Tây Nguyên.

Đóng chai theo quy trình khép kín, bảo đảm VSANTP.

Đã hạ thủy phần trong nước dưới 20%.

Đọc tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo