I. Các Giai Đoạn Sinh Trưởng, Phát Dục Và Sự Ảnh Hưởng Của Nó Với Đàn Ong
Kể cả 3 loại ong: ong chúa, ong thợ và ong đực đều từ trứng biến thành ấu trùng, từ ấu trùng làm kén biến thành nhộng, sau đó hóa thành ong non. Thời gian phát dục của 3 loại khác nhau: ong chúa phát dục nhanh nhất, ong đực phát dục chậm nhất.
Người nuôi ong cần nắm chắc thời gian phát dục của 3 loại ong mật như sau:
Loại ong |
Trứng | Ấu trùng | Nhộng | Cộng |
Ong chúa |
3 | 5,5 | 7,5 | 16 ngày |
Ong thợ | 3 | 6 | 12 |
21 ngày |
Ong đực | 3 | 6,5 | 14,5 |
24 ngày |
Bảng thống kê thời gian phát dục của đàn ong (Đơn Vị Ngày)
Thời gian phát dục của ong mật nói chung như bảng trên, nhưng tùy theo độ mạnh yếu của đàn ong, nhiệt độ cao hay thấp mà thời gian phát dục có thể đển sớm hoặc muộn một hai ngày.
Nhiệt độ thích hợp cho ong phát dục là: nhiệt độ trong thùng từ 20-33 độ và nhiệt độ ở giữa bánh tổ từ 35-36 độ C. Nếu nhiệt độ thấp ong sẽ nở muộn, nhiệt độ cao ong sẽ nở sớm. Nở sớm hay muộn đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của đàn ong.
II. Hiện Tượng Sinh Học Và Ảnh Hưởng Của Nó Tới Chất Lượng Và Số Lượng Của Đàn Ong.
Thông thường các loài động vật sinh con ra không cái thì đực và số lượng đực cái bao nhiêu không thể tùy ý quyết định trước được. Nhưng con ong, chẳng những sinh con cái, con đực mà còn sinh một loài con cái khác phát dục không hoàn chỉnh (ong thợ) và lúc ong chúa đẻ, xem lỗ tầng to hay nhỏ chúng ta có thể biết trước được số lượng đực, cái nhiều hay ít. Đó là điều khác với động vật thông thường và là một hiện tượng khá thú vị.
Ong chúa đẻ hai loại trứng: một loại không thụ tinh đẻ vào lỗ ong đực và sẽ phát dục thành ong đực. Một loại trứng có thụ tinh, trứng thụ tinh là do lúc ong chúa đẻ vào lỗ ong thợ, cơ bắp của ống dẫn tinh nở ra, tinh trùng trong túi trữ tinh tiến vào ống dẫn trứng, nên trứng được thụ tinh. Trứng có thụ tinh đẻ vào lỗ ong thợ này sẽ phát dục thành ong thợ, đẻ vào mũ chúa sẽ phát dục thành ong chúa.
Tại sao cùng một loại trứng có thụ tinh lại khi thì phát dục thành ong thợ, khi thì phát dục thành ong chúa ? điều này quyết định bởi loại thức ăn do ong thợ cung cấp.
Giai đoạn trứng ở cuối 3 ngày tuổi , ong thợ mới bắt đầu mớm sữa vào đáy lổ tổ một lượng nhất định sữa chúa (ở lổ ong chúa thì nhiều hơn) và hai ngày sau đó (tức ấu trùng ở tuổi 2) ong thợ tiếp tục nhả sữa cho ấu trùng. Từ ngày thứ 3 trở đi, ong thợ cho ấu trùng của ong thợ ăn không phải bằng sữa ong chúa mà bằng thức ăn do ong thợ chế biến (hỗn hợp gồm: mật, phấn hoa và chất do ong thợ tiết ra bằng hạch nước bọt của ong thợ).
Đối với ấu trùng được đẻ vào mũ chúa thì ong thợ mớm hoàn toàn bằng sữa chúa không những đủ cho giai đoạn ấu trùng mà còn thừa cho đến khi hóa nhộng và vũ hóa (bay được). Nhờ vậy mà khi ra đời ong chúa có một thân hình đặc biệt cùng hệ sinh sản hoàn chỉnh để duy trì nòi giống.
III. Sự Phát Triển Và Tuổi Thọ Của Ong Mật.
Nhìn chung, trứng từ ngày tuổi thứ nhất đến ngày tuổi thứ ba của cả ba loại ong đều giống nhau, chúng đều có màu trắng sữa, hình thoi, đuôi nhỏ, đầu to, mặt ngoài có phủ một lớp chất nhờ, đuôi dính vào đáy tổ, đầu thẳng đứng, trứng không được thụ tinh có hình dạng to hơn trứng thụ tinh.
Trứng đẻ được ba ngày sẽ nở và chuyển sang giai đoạn ấu trùng. Ấu trùng lớn rất nhanh, thân cong dần dần chiếm chật cả lỗ tầng. Ở thời kỳ ấu trùng sức lớn của 3 loại rất khác nhau.
Ấu trùng ở lỗ lăng ong thợ, sau thời gian phát dục 6 ngày sẽ vít nắp và ấu trùng sẽ nhả tơ làm kén mất 2 ngày nữa mới hóa nhộng. Lúc này nhộng đã xuất hiện đầu, ngực, bụng, và râu.v.v… rõ rệt. Nhưng toàn thân vẫn một màu trắng sữa. Sau đó màu sắc chuyển dần sang vàng và bắt đầu có lông tơ. Trên mặt nắp vít cũng ngả dần từ màu vàng sang màu nâu sẫm, nhất là màu sắc của mũ chúa lại càng thay đổi rõ hơn. Cuối cùng nhộng vũ hóa thành ong non, ong non lấy hàm cắn kén và nắp đậy lỗ tầng để chui ra ngoài.
Ong non mới chui ra ngoài, lúc đầu thân thể còn non yếu, màu nhạt hơn ong trưởng thành. Từ đó ong thợ, ong đực và ong chúa bắt đầu xuất hiện dần các đặc tính của cá thể theo bản năng khác nhau của chúng.
Trên đây là một số kinh nghiệm và kĩ thuật phân biệt, quan sát và xử lý đối với ong mật. Hy vọng bạn đọc có cái nhìn toàn cảnh về đàn ong cũng như kỹ thuật nuôi ong sao cho hiệu quả. Hẹn gặp các bạn trong bài viết sau về Ong chúa, ong thợ và ong đực.
======
Bài viết được biên soạn bởi Mật Ong Golden Bee https://goldenbee.com.vn/
Tất cả về Mật Ong https://goldenbee.com.vn/mat-ong
Thông tin về Ong Mật https://goldenbee.com.vn/ong-mat
Sản phẩm Mật Ong Nguyên Chất Golden Bee https://goldenbee.com.vn/san-pham/mat-ong-nguyen-chat-golden-bee
Mật Ong Nguyên Chất Golden Bee
₫100,000 – ₫500,000
Mật ong nguyên chất Golden Bee, khai thác tại Tây Nguyên.
Đóng chai theo quy trình khép kín, bảo đảm VSANTP.
Đã hạ thủy phần trong nước dưới 20%.