Nguồn Gốc Và Sự Phân Bổ Của Ong Mật

Như các bạn biết, Ong Mật là một loài côn trùng trong tự nhiên giúp duy trình hệ sinh thái và được phân loại khá chi tiết, các giống ong mật đều có một đặc trưng riêng. Nguồn gốc và sự phân bổ của ong mật trải dài từ Á sang Âu.

Ong mật có nguồn gốc từ châu Á, chúng đã được thuần hóa từ hàng ngàn năm trước đây. Hiện nay, ong mật được nuôi dưỡng rộng rãi khắp các châu lục, ngoại trừ Nam Cực.

Ong mật, còn được biết đến với tên gọi khoa học Apis mellifera, có sự phân bổ rộng rãi trên khắp thế giới. Những con ong này là một phần quan trọng của hệ sinh thái và văn hóa ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, sự phân bổ chủ yếu tập trung vào các vùng đất ấm áp và có nhiều nguồn thức ăn.

Bài viết hôm nay của Golden Bee sẽ tập trung đề cập đến các loại ong mật trong tự nhiên và các lưu ý cho người mới bắt đầu cách để lựa chọn giống ong mật phù hợp.

I. Nguồn Gốc Và Đặc Tính Của Loài Ong

Ong mật có tên khoa họa là Apis, chúng phân bổ tập trung chủ yếu ở Châu Á và Châu Âu. Ở Việt Nam, bạn có thể tìm thấy nhiều loại ong mật, nhưng để sản xuất và khai thác mật ong. Người nuôi ong thường sử dụng Ong Châu Âu, hay còn được gọi là ong Ý (ong ngoại).

Đây là một loài ong thuộc họ Mellifera với năng xuất cao, đề kháng tốt để tập trung nuôi giống và lấy mật. Giống ong này thường có sức đề kháng tốt, giống ong to và năng suất thu mật cao hơn.

II. Sự Phân Bổ Của Ong Mật

Theo nghiên cứu, ong mật xuất hiện từ rất lâu và chúng phân bổ khắp mọi khu rừng từ Á đến Âu. Tùy theo loài ong sẽ có một vùng địa lý, khí hậu và đời sống đặc trưng riêng của chúng.

Tại Việt Nam, giống ong nội địa của nước ta là loài Cerana, đây là giống ong có vùng địa lý rất rõ ràng trong quá trình tiến hóa với vùng khí hậu nhiệt đới. Chúng là loài ong có nguồn gốc hoang dã và mạnh mẽ, tuy nhiên giờ đây đã được “thuần hóa” và sử dụng để khai thác mật phục vụ con người.

Các loại ong mật được phân loại trên thế giới.

  • Apis Mellifera: Đây là một giống ong mật từ Châu Âu, thường được gọi là ong ngoại để phân biệt với giống ong Cerana.
  • Apis Cerana: Đây là giống ong nguồn gốc Châu Á, thường được gọi là ong nội. Chúng ta dễ nhìn thấy chúng trong tự nhiên tại Việt Nam
  • Apis Dorsata: Ong khổng lồ hay còn gọi là ong đá, ong gác kèo.
  • Apis Florea: Là loài ong thân nhỏ, chuyên làm tổ trong các hốc cây, tảng đá mà mọi người thường gọi là ong ruồi.

Loài ong mật ở từng Châu Lục:

  • Châu Á: Vùng núi Trung Á, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ là những trung tâm nguồn gốc và phân bố chính của ong mật châu Á. Các giống ong mật phổ biến ở đây bao gồm Apis cerana, Apis dorsata, Apis florea.
  • Châu Âu: Ong mật châu Âu (Apis mellifera) được du nhập từ châu Phi và Tây Á. Chúng phân bố rộng khắp châu lục, đặc biệt tập trung ở các nước Đông Nam như Đức, Pháp, Italia.
  • Châu Phi: Là quê hương của ong mật châu Âu. Các loài phổ biến là Apis mellifera, Apis florea. Chúng phân bố nhiều ở vùng Đông và Nam Phi.
  • Bắc Mỹ: Ong mật châu Âu được du nhập vào Bắc Mỹ từ thế kỷ 17. Hiện nay chúng đã phủ khắp lục địa này.
  • Nam Mỹ: Ong mật cũng được du nhập từ châu Âu. Brazil, Argentina, Chile là những nước nuôi ong lớn ở Nam Mỹ.
  • Úc: Nuôi ong mật phát triển mạnh ở Úc, với các loài phổ biến là Apis mellifera, Apis cerana.

Ở Việt Nam, người nuôi ong thường sử dụng những giống nội địa để dễ nuôi, dễ tìm và dễ chăm sóc, tuy nhiên nhiều năm nay, chúng tôi đã bắt đầu sử dụng giống ong Ý (ong ngoại) để nâng cao chât lượng đàn ong và sản lượng mật ong. Giảm thiểu việc ong mắc bệnh và lụi đàn.

Nếu như mới bắt đầu, bạn nên sử dụng ong nội địa, chúng rất dễ kiếm ( hoặc xin chia đàn ) và thường xuất hiện trong tự nhiên. Bạn có thể dễ dàng phân biệt hai giống ong vì ong nội địa có thân hình nhỏ hơn so với ong ngoại.

💡 LƯU Ý KHI CHỌN GIỐNG ONG MẬT
Với người mới bắt đầu, bạn nên chọn giống ong nội địa để nuôi. Vì chúng là loài hoang dã, dễ nuôi và lấy mật. đặc biệt là ít bệnh tật và dễ chăm sóc. Khi bạn đã đủ kinh nghiệm, có thể chuyển sang nuôi quy mô hoặc chọn giống ong có năng suất cao hơn!

💡 TÔI NÊN BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU ?
Tìm kiếm các tổ ong hoang dã gần khu vực bạn sống và bắt đầu với chúng, hoặc bạn có thể xin chia đàn từ 1 người quen của mình. Bạn có thể tìm hiểu về cách bắt ong hoang dã hoặc cách chia đàn ong từ Blogs của Golden Bee.

Hãy để lại nhận xét về bài viết hoặc câu hỏi của mình, Golden Bee hoặc những người có kinh nghiệm về ong mật sẽ giúp giải đáp thắc mắc của bạn. Chúc bạn thành công !

======

Bài viết được biên soạn bởi Mật Ong Golden Bee https://goldenbee.com.vn/

Sản phẩm Mật Ong Nguyên Chất Golden Bee https://goldenbee.com.vn/san-pham/mat-ong-nguyen-chat-golden-bee

Mật Ong Nguyên Chất Golden Bee

100,000500,000

Mật ong nguyên chất Golden Bee, khai thác tại Tây Nguyên.

Đóng chai theo quy trình khép kín, bảo đảm VSANTP.

Đã hạ thủy phần trong nước dưới 20%.

Đọc tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo