Nguồn Gốc và Sự Lưu Truyền Việc Dùng Ong Mật Để Dưỡng Sinh

Nguồn Gốc và Sự Lưu Truyền Việc Dùng Ong Mật Để Dưỡng Sinh

Ở nước ta, việc sử dụng những sản phẩm làm từ ong mật để phòng trị bệnh, làm đẹp với mật ong, bảo vệ sức khỏe, kéo dài tuổi thọ đã có lịch sử lâu đời và được lưu truyền rộng rãi trong dân gian.

Nếu có thể nghiên cứu khoa học để chỉnh lý những tinh hoa của việc dùng các sản phẩm từ ong để điều trị và áp dụng vào phương pháp dưỡng sinh nhằm tiến một bước hoàn thiện trên phương diện lâm sàng thì sự kết hợp giữa Đông và Tây y này sẽ làm cho việc điều trị càng có hiệu quả hơn.

Ưu điểm của việc điều trị và bồi dưỡng thể lực bằng các sản phẩm từ ong là nguyên liệu dễ tìm, không có tác dụng phụ hoặc tác dụng phụ rất nhỏ, dễ chấp nhận.

Nhưng phương pháp này lại không giống với các phương pháp điều trị khác vì tác dụng của nó không hiện rõ ngay. Sách đã thu thập, chỉnh lý và chọn lọc hơn 600 bài thuốc điều trị và dưỡng sinh bằng ong mật có hiệu quả, để phòng trị hơn 40 loại bệnh tật.

Đối với một số bệnh nặng, cấp tính, nguy hiểm nên ứng dụng phối hợp dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ để tránh ảnh hưởng xấu đến bệnh. Dưới đây là nguồn gốc và sự lưu truyền việc dùng ong mật để dưỡng sinh do Golden Bee biên soạn.

SẢN PHẨM TỪ ONG CÓ TÁC DỤNG THẦN KỲ TRONG VIỆC BẢO VỆ SỨC KHỎE

NGUỒN GỐC VÀ SỰ LƯU TRUYỀN VIỆC DÙNG ONG ĐỂ DƯỠNG SINH VÀ ĐIỀU TRỊ

“Thần nông bản thảo kinh” được viết vào thời Tây Hán, đã phân chia 365 loại dược liệu ra 3 loại thượng phẩm, trung phẩm, hạ phẩm; trong đó mật ong, sáp ong và con ong được xếp vào hàng thượng phẩm và được cho rằng không có độc, có thể dùng lâu dài, công hiệu gồm cả trị bệnh và bảo vệ sức khỏe.

Sách này viết: “mật ong có vị ngọt, tính bình, chủ trị tà khí trong ngực và bụng, bồi bổ ngũ tạng, ích khí bổ trung, giảm đau, giải độc, trừ được nhiều bệnh bằng trăm thứ thuốc; dùng lâu ý chí kiên cường, thần thái nhẹ nhàng, không già, sống lâu; sáp ong vị ngọt, hơi nóng, chủ trị bệnh kiết lỵ, bổ trung, trị các vết thương do kim loại gây ra, ích khí, không đói, không già; con ong vị ngọt, tính bình, chủ trị đau đầu do trúng gió, trừ chất độc, bồi bổ, làm lành vết thương, dùng lâu làm cho người ta tươi trẻ, đẹp, không già”.

“Bản thảo cương mục” trong đó có những phần viết về mật ong, sáp ong, con ong mật đều đề cập nhiều đến những phương pháp dùng chúng để chế biến thuốc. Trong phần về ong đất có ghi công dụng làm thuốc của tổ ong đất: bọc một tổ ong đất, 1 da rắn và bùn hoàng thổ, nướng khô, nghiền thành bột mịn, mỗi lần dùng 3g, pha vào rượu uống có thể trị mụn nhọt.

Ngoài ra, còn nhấn mạnh đến 5 công hiệu của mật ong khi chế biến thuốc: thanh nhiệt, bồi bổ, giải độc, làm tươi nhuận, ngưng đau. Mật ong sống tính mát nên có thể thanh nhiệt; mật ong qua nấu có tính nóng ấm nên có thể bồi bổ cơ thể; mật ong có tính hút ẩm, giữ nước nên có công dụng làm cơ bắp mềm mại, giúp thông đại tiện; vị ngọt có thể làm vị thuốc hỗ trợ loại bỏ đi vị đắng, chua, mặn của các dược liệu khác; tác dụng của mật ong làm hòa dịu nên có thể giải trừ cơn đau dạ dày và các vết lở loét đau đớn.

Y học cổ xưa ứng dụng sản phẩm từ ong điều trị bệnh cũng có sự độc đáo riêng. Quyển sách y “Tứ bộ y điển” được bắt đầu biên soạn từ thế kỷ thứ IV, qua nhiều lần bổ sung, bản thảo được truyền đến nay, được hiệu đính vào thế kỷ XI, cũng có ghi việc dùng mật ong, rượu mật ong, sáp ong, ong rừng và ong nghệ làm thuốc. Toàn quyển sách có hơn 100 bài thuốc về mật ong, còn có chỗ ghi rõ quy cách dùng mật ong sống, mật ong rừng… làm thuốc.

Phần điều trị bệnh da trong chương 61 bộ thứ 3 của “Tứ bộ y điển” có ghi việc dùng cao chế từ mật ong và cây thiên thảo trị nốt ruồi ở mặt, tàn nhang và mụn trứng cá. Phần điều trị bệnh phụ khoa ở chương 74 giới thiệu việc dùng mật ong chế thành thuốc đặt ở hậu môn, uống rượu mật ong có thể chữa chứng kinh nguyệt không đều.

Nhiều đoạn trong chương 86 nói về việc pha chế mật ong, còn ghi việc uống rượu mật ong, thêm ong rừng vào thuốc và lấy nước ong nghệ (hoặc chế biến) để xoa bên ngoài điều trị vết thương ở tứ chi.

Trong phần dưỡng lão ở chương 90 có 4 bài thuốc về mật ong, cho rằng mật ong là tinh hoa của hoa, có thể làm da mềm mại. Ngoài ra, từ chương thứ 3 đến chương thứ 11 của bộ thứ 4 trong “Tứ bộ y điển” còn ghi về loại thuốc nước, thuốc viên, thuốc cao, dầu, dược phẩm quý.. đều có sử dụng mật ong.

Chương thứ 8 ghi việc chế luyện thuốc dùng mật ong làm thuốc dẫn. Phần liên quan đến pha chế rượu thuốc ở chương thứ 10 chia ra làm 3 loại: rượu thuốc mật ong, rượu thuốc 1 vị thuốc, rượu thuốc có nhiều vị thuốc; ghi cụ thể cách phối hợp và pha chế rượu thuốc mật ong.

Như vậy, điều trị và bồi dưỡng sức khỏe bằng ong có đủ căn cứ thực tiễn và lý luận.

Tác giả: Ong Mật Golden Bee


Lưu Ý: Để bảo vệ sức khỏe của mình, trước khi sử dụng bất cứ phương pháp, thực phẩm hỗ trợ sức khỏe nào nên tham khảo ý kiến chuyên môn của Bác sĩ phòng trường hợp dị ứng hoặc gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Nên sử dụng có liều lượng phù hợp, kết hợp với chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh để đạt được hiệu quả tốt nhất.


*

Bài viết được biên soạn bởi Công Ty Ong Mật Golden Bee https://goldenbee.com.vn/

Xem Tất cả về Mật Ong https://goldenbee.com.vn/mat-ong

Mật Ong Thiên Nhiên Golden Bee https://goldenbee.com.vn/mat-ong-thien-nhien-golden-bee

Mua Mật Ong giá Sỉ https://goldenbee.com.vn/mat-ong-si

Thông tin về Ong Mật https://goldenbee.com.vn/ong-mat

Mật Ong Nguyên Chất Golden Bee https://goldenbee.com.vn/san-pham/mat-ong-nguyen-chat-golden-bee

Thùng nuôi Ong Mật https://goldenbee.com.vn/thung-nuoi-ong-mat

Kỹ Thuật Nuôi Ong Mật Tại Nhà https://goldenbee.com.vn/ky-thuat-nuoi-ong-mat-tai-nha

Bảng giá Mật Ong https://goldenbee.com.vn/bang-gia-mat-ong-hom-nay

*


🍯 Mua Mật Ong Sỉ/Lẻ:

Điện Thoại/ Zalo: 0973.745.279

🐝 Hỗ trợ Kỹ Thuật Nuôi Ong:

Điện Thoại/ Zalo: 0978.354.002


MẬT ONG NGUYÊN CHẤT GOLDEN BEE

Chỉ 80K

Mua hàng tháng, giảm 10%

Loại

Mật Ong Đơn Hoa

Nguồn Gốc

Tây Nguyên - Đắk Lắk

Màu Sắc

Vàng Hổ Phách

Thành Phần

Thương Hiệu

mua ngay - giao hàng tận nơi !

tìm kiếm nhiều nhất

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo