Đặc điểm trong mùa khai thác mật hoa ở các tỉnh phía Nam là, hầu hết trên địa bàn nào cũng bị thiếu phấn. Phấn hoa là loại thức ăn thiên nhiên, các thành phần dinh dưỡng phù hợp cho con ong mật phát triển từ ấu trùng đến trưởng thành và cho đến chết.
Thiếu mật hoa có thể cho siro đường thay thế được, nhưng thiếu phấn hoa thì dù bổ sung bất cứ loại phấn nhân tạo nào cũng khó giữ cho đàn ong phát triển bình thường. Tuy nhiên cho ong ăn phấn nhân tạo trong hoàn cảnh không có phấn tự nhiên vẫn là một phương pháp hỗ trợ tốt nhất để giữ cho đàn ong khỏi giảm sút nghiêm trọng.
Tổ chức đàn ong trong trại để thu mật
Sau khi kết thúc mùa nuôi dưỡng và mùa nhân giống, phương pháp điều chỉnh đàn ong đã được giới thiệu ở phần trước. Nhưng khi đã chính thức bước vào vụ mật, cần phải chuẩn bị như sau:
Tổ chức lên thùng kế:
Kinh nghiệm mấy năm khai thác mật ở miền Nam cho thấy, khi nguồn mật bắt đầu và ngừng hẳn việc cho ong ăn bằng siro thì khoảng 25-30 ngày sau mới bước vào vụ chính và cũng chính trong thời gian này, nguồn phấn bên ngoài vẫn còn sung túc nên vẫn có thể tổ chức khai thác được phấn hoa khá lớn, nhờ vậy mà đàn ong lúc này phát triển mạnh hơn lúc nào hết.
Việc tổ chức nuôi ong lên thùng kế ở nước ta là một biện pháp kỹ thuật mới được áp dụng kể từ khi bắt đầu nuôi ong ngoại. Nhiều người quan niệm lên thùng kế rất đơn giản, thực hiện hết sức tùy tiện, cho nên đã bị thất bại, chúa đẻ tràn lan, sản lượng mật thu ít, mật chế biến không hoàn chỉnh, đàn ong bị giảm sút…
Thùng kế là một loại thùng chuyên sản xuất mật ong. Kích thước cầu ong và thùng ong hoàn toàn khác một thùng đáy (thùng cái, thùng gốc). Giữa thùng kế và thùng đáy có một lưới thép ngăn chúa, không cho chúa đẻ ở thùng trên (thùng kế).
Các thùng kế được cơi lên dần theo mức độ sung túc của ong thợ. Ở thùng kế thứ nhất đã đủ chật và bám đầy vào các cầu không thì tiếp tục cơi thêm thùng kế thứ hai…Nhưng khi điều chỉnh thì cho ong đổ mật ngược lại vì: ong thợ đi lấy mật về, chui qua thùng đáy gặp toàn là cầu con không có chổ để đổ mật, ong thợ chui lên tầng thùng kế thứ nhất để đổ mật vào ô lăng. Nếu thùng kế thứ nhất không có chổ đổ mật, ong thợ sẽ lúng túng và lượn xuống, rồi lại lên, làm cho sản lượng thấp vì tốt độ đi làm của ong thợ bị giảm.
Vì lẽ đó mà nuôi ong ở thùng kế phải làm động tác theo dõi điều chỉnh những thùng đầy mật lên trên và thùng kế nhiều khung cầu không xuống giáp thùng đáy. Những thùng có mật đổ đầy được chuyển lên trên ong thợ sẽ tiếp tục làm công việc biến biến lại cho chín mật rồi mới vít nắp dự trữ.
Việc lên thùng kế làm tốt thì thao tác thu hoạch mật đỡ vất vả. Kết thúc vụ mật mới đem các thùng kế có cầu trữ mật ở tầng trên đưa về quay cùng một lúc, rồi đưa chế biến dự trữ mật. Các cầu không, tiến hành xử lý và bảo quản kỹ.
Chất lượng mật ong khai thác theo hình thức lên thùng kế thường là mật đã chín, tỉ lệ nước rất ít, do đó mật để lâu không bị sủi bọt và chua.
Lên thùng kế đúng kỹ thuật thì suốt cả vụ hoa không phải sục sạo đến thùng đáy nhiều, con ong chúa được yên tĩnh, nhờ đó mà chú sẽ phát huy được tính dã sinh càng lớn, sức đẻ càng cao. Hơn nữa, khi quay mật ấu trùng tuổi nhỏ không bị bật ra như phương pháp thu mật ở thùng đơn.
Quá trình chuẩn bị lên thùng kế và lên dần cũng là quá trình tập dượt cho ong thợ quen nơi cư trú và nơi tồn trữ mật ong. Và tạo cho đàn ong mạnh đều để khi bước vào khai thác mật. Chứ không phải cứ nhập nhiều đàn ong với nhau một cách bừa bãi để rồi lên thùng kế thì không bao giờ có sản lượng mật cao. Trường hợp đặc biệt, có thể nhập một vài đàn yếu vào thùng kế để tạo thế đàn mạnh, nhưng điều kiện cơ bản là thùng kế ấy phải là thùng nuôi dưỡng tạo ngay từ đầu vụ.
Tổ chức khai thác thùng đơn (thùng 10 cầu đến 24 cầu).
Đối với ong nội địa không nuôi được ở thùng kế mà thậm chí kể cả thùng 10 cầu trở lên cũng không có, vì tính hợp đàn của nó rất nhỏ (trung bình từ 4-6 cầu)
Đối với ong ngoại cách nuôi để khai thác mật ở các tỉnh phía Nam từ trước đến nay theo phương pháp thùng đơn 10-12 cầu là phổ thông.
Mặc dù nuôi thùng 10-12 cầu có nhược điểm là sản lượng thấp, mỗi lần quay mật ấu trùng tuổi nhỏ bị bật ra, ảnh hưởng đến thời gian chúa đẻ, ong thợ bị xáo động…Nhưng người ta vẫn thấy có nhiều thuận lợi hơn nuôi thùng kế.
- Do nguồn hoa ít, di chuyển gọn và nhẹ.
- Phù hợp với việc gánh vác lao động của người công nhân.
- Chăm sóc bệnh tật thuận tiện cho người nuôi ong.
- Nhiều con ong chúa đẻ vẫn hơn một con chúa…
Người nuôi ong muốn trong vụ mật khai thác được nhiều mật, chất lượng đàn ong không bị giảm sút, cần tiến hành một số biện pháp như sau:
- Nếu trại ong lớn, từ 80 đàn trở lên (trong hoàn cảnh thiếu phấn) thì cứ mạnh dạn chia làm hai toán:
- Toán ở lại thu mật trước, gồm những đàn mạnh. Những đàn mạnh này cũng phải tiến hành cho ăn phấn nhân tạo thật đầy đủ và tiến hành quay mật cho đến khi đàn ong bắt đầu giảm. Số cầu rút bớt từ 1-3 cầu, thì lúc đó rút đi dưỡng ngay. (thường là quay được 3-4 vòng)
- Toán đi dưỡng đã trở thành đàn mạnh trở về khai thác mật tiếp. Khi đưa trở về thu mật, cũng nên quan tâm cho đàn ong ăn phấn nhân tạo như toán trước và bắt đầu khai thác cho đến khi số lượng cầu bị rút bớt từ 1-3 cầu thì ngừng quay đưa đi dưỡng luôn. Trại ong nào tổ chức chạy vùng tốt như trên, thì sản lượng mật thu được sẽ cao và chất lượng đàn ong rất tốt.
Lượng mật cao su, qua theo dõi hằng năm có thể quay được 5-8 vòng nhưng do thiếu phấn nên không có năm nào thu mật từ đầu tới cuối mà chỉ quay được 3-4 vòng hoặc 5 vòng là tối đa.
Nếu là trại nhỏ:
Căn cứ vào địa bàn hiện nay để khai thác sản phẩm đảm bảo sản lượng mà đàn ong không bị giảm sút là: Tất cả ở lại quay mật cao su độ hai vòng thì ngưng quay chuyển đi thu mật chôm chôm. Khi thu mật chôm chôm thì ong không bị giảm sút. Hết mật chôm chôm đi thu mật nhãn. Thu mật nhãn đàn ong tạm dừng lại chứ không giảm sút nhiều.
Cuối cùng, sản lượng cao mà đàn ong vẫn giữ được chất lượng.
Cả hai phương pháp tổ chức trên đây, có thể kết hợp khai thác được khá nhiều sữa chúa và tiếp sau đó đàn ong bước vào khai thác phấn rất đảm bảo.
Trường hợp tập trung ở lại để khai thác mật cao su, mặc dù có tăng cường nuôi thêm phấn nhân tạo, sản lượng mật có thể đảm bảo nhưng đàn ong chỉ còn lại 50-60%, thậm chí có trại còn 30-35%.
Đặc điểm mùa khai thác mật.
Bệnh chí phát triển rất mạnh, nguyên nhân mà bệnh chỉ phát triển là:
- Nguốn thức ăn sung túc, tạo cho chí sinh đẻ mạnh mà ta không để ý triệt từ trước
- Sau khi trứng chí nở ra cũng là lúc quân ong thợ giảm bớt cộng với oi bức, ong thợ dạt ra ngoài khỏi bánh tổ lúc đêm, còn ban ngày thì bận lo lấy mật, nên không còn đủ sức vệ sinh chải chuốc. Đo đó mà chí cái tự do đi lại, sinh đẻ không chỉ trên ô lăng ong đực mà thậm chí còn các ô lăng ong thợ… Chỉ trong thời gian ngắn, nhiều đàn ong bị chí hoành hành và bị tiêu diệt gọn.
Ngoài bệnh chí ra, trong mùa mật hằng năm lại bị không ít thiên tai tác động. Năm 1978 hầu hết các trại ong bị mất mùa, thậm chí có trại ong có hàng trăm đàn chỉ còn lại 5 đàn, còn bao nhiêu là do chim ăn sạch. Sở dĩ như vậy là do, những trại này muốn khai thác nhiều mật hơn các trại khác, nên cho di chuyển riêng một mình một nơi.
Vấn đề cần chú ý là: Đối với ong ngoại, ở bất kỳ hoàn cảnh nào, nếu sản lượng mật không đảm bảo thì đành chịu lỗ để năm sau thu bù, không nên di chuyển không có kế hoạch để cho trại ong mỗi đàn chỉ còn lại 3-5 cầu, chắc chắn năm sau sẽ thất thu luôn. Nếu cả trại nhiều đàn yếu thì sẽ khó dưỡng lại cho vụ sau.
Riêng ong nội địa, quá trình khai thác mật ở nhiều địa bàn của miền Nam chưa thấy giảm sút mà còn tăng được số đàn, trừ trường hợp đàn ong bị bệnh thối ấu trùng, nhộng bọc.
Tác động kỹ thuật để khuyến kích ong thu nhiều mật
Ngoài các biện pháp tổ chức khai thác trên để tăng sản lượng, các biện pháp kỹ thuật sau đây cũng có tác dụng khá tốt.
Cho ăn siro đường cộng mật:
Sau khi quay mật xong, các dụng cụ và sáp ong cắt từ vít nắp, dùng nước sạch rửa xong lọc lại và pha thêm một lượng đường vừa phải để tối hôm đó cho ong ăn lại, nhắm khuyến khích ong đi làm mạnh hơn.
Cho ong ăn siro có nhiều đạm và vitamin:
Cứ mỗi tuần dùng 50% nước mật ong cộng với 50% nước đường + vitamin + penicilin + lòng đỏ trứng gà đánh thành kem cho ong ăn.
Ví dụ:
- Mật ong 1kg
- Đường 1kg
- Nước 2 lít
- Vitamin-B1 2g
- Penicilin 100.000UI
- Lòng đỏ 5 Trứng
Cho mười đàn ong ăn, cứ mỗi tuần cho ăn một lần… ong chúa sẽ đẻ tốt, ong thợ làm việc hăng hái hơn.
Đề phòng ong cướp mật khi quay mật
Khi mùa mật đang rộ, sản lượng mật đang cao thì ong không bao giờ cướp mật, nhưng khi bước vào đầu vụ hoặc cuối vụ lúc quay mật phải có mùng che.
- Thời gian quay vào buổi chiều và quay xong phải cho ong ăn siro ngay.
- Tất cả các dụng cụ quay mật phải rửa sạch sẽ, tránh rơi vãi ra đất.
Khi bước vào đầu vụ hoặc gần cuối vụ nên chọn cầu có mật đầy để quay. Những cầu có con không nên quay, khi quay phải để lại ít mật, 1/3 số cầu ong có mật.
Các phương pháp xử lý cất giữ để bảo quản khung cầu không
Khung cầu không, cất giữ tốt là một yếu tố quyết định cho kế hoạch và tốc độ phát triển đàn ong giống ở vụ sau.
Như chúng ta đã biết, khung cầu không rất dễ bị sâu sáp phá hoại khi ong thợ không còn đủ sức tự vệ được nữa.
Đối với ong nội địa: Mỗi khi quân ong thợ thu gọn đến đâu thì sâu sáp liền tấn công đến đó. Ở mùa sâu phát triển mạnh, các khung cầu ong thợ đang bám để đổ mật và phấn, ong chúa đang đẻ…vẫn bị sâu xâm nhập phá hoại. Do đó việc bảo quản khung cầu ong của ong nội địa phải quan tâm tuyển chọn ngay từ khi thế đàn ong mới bắt đầu có hiện tượng giảm sút.
Đối với ong Ý: Các khung cầu ong do ong xây hỗn hợp thêm thành phần của nhựa cây, do đó hạn chế tác dụng của sâu sáp, đặc biệt là các khung cầu cũ. Do đó đối với ong ngoại việc tuyển chọn các khung cầu để xử lý chỉ tiến hành sau khi quay mật xong (riêng cầu mới xây, có kế hoạch bảo quản dự trữ ngay khi xây xong)
Bước xử lý:
Tất cả các khung cầu sau khi rút khỏi đàn ong phải tiến hành quay hết lượng mật còn lại trong các ô lăng.
Nếu là những cầu phấn, mà ong không thể dùng được nữa thì ngâm vào nước muối 1% độ 30 phút cho các ô lăng có phần nhão ra, rồi dùng máy ly tâm quay cho phấn bong ra khỏi các ô lăng. Nếu ngâm một lần mà quay không hết thì ngâm tiếp cho ra hết.
Tiến hành chọn lọc:
Tất cả khung cầu không đủ tiêu chuẩn, loại bỏ để nấu sáp.
- Khung cầu bị sâu phá hoại từ 5% trở lại thì có thể tái sử dụng, nhưng các phần trọng tâm của khung cầu không bị lủng lỗ, lấm chấm.
- Khung cầu còn lại 3/4 phía trên nguyên vẹn, dầu cho 1/4 phía dưới có hư hao sứt mẻ thì vụ sau ong còn xây lại được, nên giữ lại.
- Khung cầu quá cũ, mặc dù còn tốt nhưng ô lăng quá bé nhỏ (trên 3 năm) thì phải loại bỏ.
Xử lý qua nước muối 3%
Tất cả các khung cầu đều được ngâm vào dung dịch nước muối trên trong 30 phút để cho các trứng sâu bị vỡ, sâu con bị chết, dùng máy ly tâm quay cho khô nước rồi xếp thưa ra ngoài gió cho nước bốc hơi. Khi khung cầu khô mới đưa vào bảo quản (dùng nước muối còn tác dụng chống mốc).
Bảo quản:
Trường hợp không có phòng lạnh:
Nếu là trại ong lưu động, chọn các thùng ong còn tốt dùng sáp trét kín các kẽ hở rồi dùng long não rải dưới đáy thùng. Sau đó xếp đầy các khung cầu vào, dùng máng lưu huỳnh để trên mặt các khung cầu rồi phủ lên một tờ báo hoặc miếng nilon và đậy nắp cho kín. Sau 15-20 phải kiểm tra và cho thuốc lại như lần đầu.
Nếu là trại ong cố định, ta dùng nhiều thùng kế chất đầy khung cầu, rồi chồng lên, nhau phía trên có để máng lưu huỳnh và dùng báo hoặc nilon bịt kín lại. Ngăn cuối cùng được xông bằng khói lưu huỳnh cứ mỗi tuần mỗi lần để cho lượng khói lưu huỳnh được bay khắp các khung cầu. Nếu có nhiều long não hoặc parazol thì cứ để liên tục.
Trường hợp làm được phòng kín, ta cũng dùng phương pháp xông như trên, vẫn giữ được khung cầu tốt.
Qua kinh nghiệm thực tế, phương pháp xông lưu huỳnh được lặp lại hằng tuần sẽ đảm bảo 100% không bị sâu phá hoại.
Trường hợp có phòng lạnh:
Một trại ong lớn, phải thiết kế phòng lạnh mới đủ sức cất giữ các khung cầu từ 500 cái trở lên.
Các khung cầu được sắp xếp đứng khít vào nhau và đóng cửa kín lại, cứ mỗi tuần cho nhiệt độ xuống từ 5-10 độ C. Sau khi đem ra sử dụng các khung cầu đạt được 100% cầu tốt.
Kết luận
Trên đây là phương pháp chăm sóc, quản lý và khai thác mật ong.
Hẹn gặp bạn ở bài viết sau, Golden Bee sẽ chia sẽ về các phương pháp tạo chúa cho đàn ong mật.
Tác giả: Ong Mật Golden Bee
Lưu Ý: Để bảo vệ sức khỏe của mình, trước khi sử dụng bất cứ phương pháp, thực phẩm hỗ trợ sức khỏe nào nên tham khảo ý kiến chuyên môn của Bác sĩ phòng trường hợp dị ứng hoặc gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Nên sử dụng có liều lượng phù hợp, kết hợp với chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh để đạt được hiệu quả tốt nhất.
*
Bài viết được biên soạn bởi Công Ty Ong Mật Golden Bee https://goldenbee.com.vn/
Xem Tất cả về Mật Ong https://goldenbee.com.vn/mat-ong
Mật Ong Golden Bee https://goldenbee.com.vn/mat-ong-golden-bee
Mật Ong Thiên Nhiên Golden Bee https://goldenbee.com.vn/mat-ong-thien-nhien-golden-bee
Mua Mật Ong giá Sỉ https://goldenbee.com.vn/mat-ong-si
Thông tin về Ong Mật https://goldenbee.com.vn/ong-mat
Mật Ong Nguyên Chất Golden Bee https://goldenbee.com.vn/san-pham/mat-ong-nguyen-chat-golden-bee
Thùng nuôi Ong Mật https://goldenbee.com.vn/thung-nuoi-ong-mat
Kỹ Thuật Nuôi Ong Mật Tại Nhà https://goldenbee.com.vn/ky-thuat-nuoi-ong-mat-tai-nha
Bảng giá Mật Ong https://goldenbee.com.vn/bang-gia-mat-ong-hom-nay
*
🍯 Mua Mật Ong Sỉ/Lẻ:
Điện Thoại/ Zalo: 0973.745.279
🐝 Hỗ trợ Kỹ Thuật Nuôi Ong:
Điện Thoại/ Zalo: 0978.354.002
- 1 Thìa Mật Ong Bao Nhiêu ml
- 6 Thức Uống Làm Từ Mật Ong
- Saffron Ngâm Mật Ong Táo Đỏ Kỷ Tử Đông Trùng Hạ Thảo
- Chữa Đau Thượng Vị Bằng Mật Ong
- Bông Đu Đủ Đực Ngâm Mật Ong Chữa Bệnh Gì
- Uống Dầu Dừa Với Mật Ong Có Tác Dụng Gì
- Mật Ong Hoa Anh Túc Giá Bao Nhiêu
- Nước Sốt Và Gia Vị Làm Từ Mật Ong
- S’mores The Merrier
- Mật Ong Hữu Cơ
Hotline: 0973.745.279
Hỗ trợ từ 8h30 - 22h
Giao hàng 24h ở HCM,
2-4 ngày ở các Tỉnh.
MẬT ONG NGUYÊN CHẤT GOLDEN BEE
Chỉ 80K
Mua hàng tháng, giảm 10%
Loại
Mật Ong Đơn Hoa
Nguồn Gốc
Tây Nguyên - Đắk Lắk
Màu Sắc
Vàng Hổ Phách
Thành Phần
Mật Ong Nguyên Chất
Thương Hiệu
Mật Ong Golden Bee
tìm kiếm nhiều nhất
Mật ong nguyên chất
Thùng nuôi ong mật