Ở đây chúng tôi không giới thiệu cách thức và tiêu chuẩn con ong giống thuần chủng hoặc cấp I như thế nào, mà chỉ giới thiệu các kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng đàn ong mật mạnh, tạo ra một đàn ong khỏe nhằm xây dựng một trại ong có năng suất và có giá trị kinh tế cao.
Điều tra cơ bản về đàn ong mật.
Không ít người rất ham thích nuôi ong mật, mặc dù có biết đôi chút về con ong mật nhưng khi nuôi lại thất bại. Điều này có thể lý giải như sau:
Không nắm được nguồn gốc của trại ong mà mình định mua con giống. Có thể là do người quản lý đàn ong giống không nghiêm túc, không có lý lịch và thống kê, theo dõi, nên đã bị đồng huyết sẵn hoặc do lai tạo một cách tùy tiện.
Do mầm mống của nguồn bệnh lây lan. Một trại ong nào có mầm mống bệnh tật lây lan mà quy trình kỹ thuật nuôi ong của trại đó không nghiêm túc hoặc sau đó người nuôi mua về cũng quản lý một cách tùy tiện, cũng là nguyên nhân đàn ong không thể duy trì ở thế mạnh.
Khi điều tra cơ bản xem xét một trại ong nào đó, nếu thấy năng suất thấp, làm ăn thua lỗ, đàn ong rời rạc, thế mạnh toàn trại của đàn ong không quá 2/3 trong tổng số đàn ong, quản lý luộm thuộm thì tuyệt đối không mua giống ở trại ong đó.
Tiêu chuẩn & tiêu chỉ để tạo một đàn ong mật mạnh
Chất lượng con ong chúa
Nếu là một trại giống thuần chủng hoặc cấp I thì công tác chọn giống ong chúa cần thật nghiêm túc về chủng loại huyết thống, ngoại hình và thể chất.
Trong thực tế sản xuất đại trà, một trại ong khai thác sản phẩm chỉ cần chọn đúng tiêu chuẩn chúa cấp I trở đi nhưng chú ý nhiều về năng suất, sản lượng và khả năng chống bệnh tật. Nghĩa là đàn bố mẹ phải tốt để tạo nhiều vòng đời về sau bằng hình thức lai tạo chúa.
Chất lượng của đàn ong
Khi đã tạo được con chúa theo tiêu chuẩn trên, cần chú ý tạo ngay một đàn ong ở thế mạnh.
Thức ăn là yếu tố quyết định mỗi khi có con ong chúa tốt. Nếu nguồn mật và nguồn phấn kém, thức ăn dự trữ không có thì không nên tạo chúa hoặc không cho chúa ra đời. Con chúa ra đời trong hoàn cảnh này (dù cho giống có tốt) cũng kém năng suất.
Nếu nguồn hoa có cả phấn hoa, mật hoa đầy đủ thì những con chúa sẽ có sức, thế đàn phát triển tốt hơn. Nếu nguồn hoa chỉ có phấn mà không có mật, ta có thể thay mật ong bằng nước đường, con ong chúa ấy cũng có chất lượng tốt để tạo ra đàn mạnh. Nhưng khi có mật mà thiếu nguồn phấn từ thiên nhiên thì không nên tạo chúa, vì chúa ấy không đủ sức duy trì cho thế đàn phát triển.
Thùng ong và khung cầu đẻ
Sinh lý và sinh thái học của con ong mật bắt nguồn từ điều kiện sống ở hang đá, hốc cây, mô đất.v..v…. do đó điều kiện duy trì của nó là kín, tối, độ ẩm và nhiệt độ phù hợp.
Nhiều người nuôi ong tạo ra cho con ong một hoàn cảnh sống khá khắc nghiệt. xa rời với điều kiện thực tế, nên năng suất và sản lượng không cao.
Thùng ong phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn kích thước như độ dày của ván, phải kín gió, trong trại phải luôn luôn có nhiều loại thùng để dùng cho phù hợp với sức phát triển theo mức sung túc của đàn ong.
Ví dụ thực tế:
Thùng phối giống có 4 cầu dùng cho công tác phối giống và cho đàn phối giống. Thùng 12 dùng cho những đàn ong gốc để khai thác sản phẩm. Thùng kế dùng khi có đàn ong mạnh trên 12-24-36 cầu để lấy mật.(riêng ong nội địa chỉ có thể dùng thùng nhân hoặc thùng 8 cầu).
Theo phương pháp công nghiệp để tạo giống với quy mô lớn, người ta còn dùng thùng giao phối 1/4 và 1/2, loại thùng này không dùng vào khai thác.
Một đàn ong tốt có sức phát triển mạnh là tỷ lệ cầu cũ chỉ chiếm 1/3 hoặc 1/4, còn lại là cầu mới xây. Cầu mới thì ong thợ mới to, khỏe mạnh, cầu ít bị sâu bệnh. Bên cạnh đó, sâu bệnh cũng chính là nguyên nhân tồn tại đe dọa sức phát triển của đàn ong.
Trong mấy năm nuôi ong nội địa ở miền Nam, sau khi khai thác mật nhãn và dừa, nhưng sâu đục tầng và sâu sáp phá hoại cầu gần 80-90%, tỉ lệ loại từ 30-40% và sau đó di chuyển thì ong bị biến động và bốc bay 100%, gây thiệt hại kinh tế 20-30% cả đàn ong.
Bệnh thối ấu trùng, nhộng bọc ở ong nội hiện nay vẫn còn tái phát, gây nhiều thiệt hại lớn. Riêng về ong Ý thì mầm mống của bệnh kí sinh từ chí cứ dai dẳng, có lúc phát sinh gây thiệt hại từ 50-60% đàn ong.
Ngoài tác động của sâu bệnh ra, thời tiết và thức ăn cũng gây thiệt hại lớn, như trúng độc, nhộng trần, thối ấu trùng. v.v….
Tiêu chuẩn đánh giá đàn ong mật mạnh
Khi đã xác định được chất lượng của con ong chúa và chất lượng nội bộ của đàn ong mật, đã loại trừ các yếu kém thì ta có thể xác định được một đàn ong mạnh như sau:
Đàn bán giống.
Ong ngoại số cầu thấp nhất là 6 cầu trong đó có: 2 nhộng, 2 ấu trùng, 1 trứng, 1 dự trữ thức ăn. Ong nội có 3 cầu: 2 nhộng và ấu trùng, 1 cầu thức ăn.
Quân đông đúc, sức làm việc khẩn trương, xây cầu, tạo sáp và đẻ mạnh.
Đàn đi lấy mật.
Ong ngoại số cầu phải có từ 12-24-36 cầu và lên được thùng kế, trong đó ít nhất có 10-12 cầu có ấu trùng, nhộng và trứng. Ong nội địa có 4-6 cầu.
Quân đông đúc, xây cầu, tạo sáp và sức đẻ của chúa tốt.
Tóm lại: Một đàn ong tiêu chuẩn mạnh là phải được xác định từ nhiệm vụ, mục đích tạo nó và đảm bảo cả chất & lượng.
Riêng về ong nội địa số cầu sẽ thấp hơn và không lên được thùng kế, còn mọi chất lượng khác đảm bảo như ong ngoại.
Thế nào là một đàn ong trung bình
Tại sao phải có hoặc phải gọi là đàn ong trung bình ?
Sau khi mùa khai thác đã kết thúc, đàn ong gốc sẽ bị giảm sút về mặt số lượng, quân ong thợ hoặc số lượng cầu có giảm sút nhưng các giai đoạn của trứng, ấu trùng và nhộng còn đủ, sức đẻ của chúa và mức dự trữ thức ăn còn tốt, mọi hoạt động của đàn ong còn sung túc, có chiều hướng phát triển lại và đòi hỏi xây cầu. Cũng có thể là một đàn nhân, chúa mới, sức phát triển đang tăng, các giai đoạn đủ, yêu cầu xây tầng, quân sung túc.
Chỉ tiêu của một đàn ong ở thế trung bình nói chung
- Còn sức phát triển.
- Chúa đẻ tốt.
- Quân sung túc.
- Các giai đoạn đủ.
- Số lượng cầu mới có từ 1/2-2/3 trên tổng số.
- Tổng số cầu có thể từ 5-7 cầu hoặc dưới 8 cầu.
Thế nào là một đàn ong yếu
Tại sao có đàn ong yếu ?
- Đầu tiên là do khâu kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng quá kém.
- Đàn ong bị mất chúa lâu dài mới hồi phục lại hoặc chúa già.
- Đàn ong bị cướp mật hoặc bị sâu bệnh kéo dài.
Chỉ tiêu gọi là đàn yếu.
- Các giai đoạn trứng, ấu trùng, nhộng bị mất một khâu, chúa đẻ lởm chởm hoặc thu hẹp.
- Quân thưa, số cầu dưới 6 cầu, khung cầu bị cũ và sâu, con ong thợ nhỏ bé.
- Không tiến hành khai thác được sản phẩm.
Nên: Những đàn ong như thế này cần ghép thùng lại và giới thiệu chúa mới ngay.
Chỉ tiêu để tạo một trại ong
Một trại ong bất kỳ lúc nào, hoàn cảnh nào, dù trong mùa khai thác hay nuôi dưỡng hoặc làm giống, người nuôi ong phải giữ cho trại ong của mình ở thế mạnh hoặc trung bình mạnh. Kiên quyết không để đàn ong dưới 8 cầu nếu là ong ngoại.
Chất lượng của ong chúa.
Chất lượng con ong chúa tốt xấu đều có ảnh hưởng quyết định đến cho đàn ong mật mạnh. Vì thế, trong một trại ong cần phải tạo một loạt chúa theo chu kỳ nối tiếp như sau:
- Bước đầu vào mùa khai thác, phải tạo cho toàn trại 100% là chúa mới, có chất lượng.
- Trong quá trình khai thác, bao giờ cũng có chúa giao phối dự trữ từ 5-10 con để thay thế cho những đàn chúa xấu hoặc mất chúa đột ngột.
- Khi bước vào gần cuối vụ mật ong phải chuẩn bị thay trước từ 40-50%, mặc dù chúa mùa này chất lượng không cao, nhưng nếu không thay thế thì thế đàn sẽ không giữ được ở mức độ mạnh.
- Khi bước vào vụ mật mới sẽ thay số chúa còn lại. Khi thay hết số còn lại thì tiếp tục thay số chúa đã thay gần cuối vụ.
Tóm lại: Động tác thay chúa và tạo chúa dự trữ có tính chất thường xuyên, nhưng đến giai đoạn cao điểm thì phải thay 100%. Có như vậy trại ong bước vào khai thác mới đủ điều kiện.
Chất lượng cơ cấu các dạng ong của một trại để tạo thành một trại ong mạnh.
Ví dụ: Một trại ong có 100 đàn thì tỷ lệ tốt nhất như sau:
Ong Mellifia (Ong ngoại)
- Loại 10-12 cầu chiếm hơn 60 đàn
- Loại 8-10 cầu chiếm hơn 25-30 đàn
- Loại 6-8 cầu chiếm 10-15 đàn.
- Loại 5-6 cầu phải là đàn mới tạo, số ong thợ phải thật sung túc, có sinh sản mạnh, yêu cầu xây tầng, tiết sữa và tạo ong đực tốt thì mới gọi là dạng 5-6 cầu.
Khi vào vụ khai thác mật phải có từ 50% thùng lên kế (nhiều tầng). Ngoài ra toàn trại ong phải không bị sâu bệnh tác động.
Đối với ong nội địa, yêu cầu chất lượng cũng như ong ngoại, riêng số cầu có ít hơn nhưng phải đạt từ 4-6 cầu cho toàn trại.
Kết Luận
Qua bài viết này, Mật Ong Golden Bee hy vọng mang đến cho bạn những kiến thức về kỹ thuật nuôi ong và quan sát để biết kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng đàn ong mật mạnh.
Hẹn gặp các bạn ở bài viết sau: phương pháp kiểm tra một đàn ong mật.
Tác giả: Ong Mật Golden Bee
Lưu Ý: Để bảo vệ sức khỏe của mình, trước khi sử dụng bất cứ phương pháp, thực phẩm hỗ trợ sức khỏe nào nên tham khảo ý kiến chuyên môn của Bác sĩ phòng trường hợp dị ứng hoặc gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Nên sử dụng có liều lượng phù hợp, kết hợp với chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh để đạt được hiệu quả tốt nhất.
*
Bài viết được biên soạn bởi Công Ty Ong Mật Golden Bee https://goldenbee.com.vn/
Xem Tất cả về Mật Ong https://goldenbee.com.vn/mat-ong
Mật Ong Golden Bee https://goldenbee.com.vn/mat-ong-golden-bee
Mật Ong Thiên Nhiên Golden Bee https://goldenbee.com.vn/mat-ong-thien-nhien-golden-bee
Mua Mật Ong giá Sỉ https://goldenbee.com.vn/mat-ong-si
Thông tin về Ong Mật https://goldenbee.com.vn/ong-mat
Mật Ong Nguyên Chất Golden Bee https://goldenbee.com.vn/san-pham/mat-ong-nguyen-chat-golden-bee
Thùng nuôi Ong Mật https://goldenbee.com.vn/thung-nuoi-ong-mat
Kỹ Thuật Nuôi Ong Mật Tại Nhà https://goldenbee.com.vn/ky-thuat-nuoi-ong-mat-tai-nha
Bảng giá Mật Ong https://goldenbee.com.vn/bang-gia-mat-ong-hom-nay
*
🍯 Mua Mật Ong Sỉ/Lẻ:
Điện Thoại/ Zalo: 0973.745.279
🐝 Hỗ trợ Kỹ Thuật Nuôi Ong:
Điện Thoại/ Zalo: 0978.354.002
Hotline: 0973.745.279
Hỗ trợ từ 8h30 - 22h
Giao hàng 24h ở HCM,
2-4 ngày ở các Tỉnh.
MẬT ONG NGUYÊN CHẤT GOLDEN BEE
Chỉ 80K
Mua hàng tháng, giảm 10%
Loại
Mật Ong Đơn Hoa
Nguồn Gốc
Tây Nguyên - Đắk Lắk
Màu Sắc
Vàng Hổ Phách
Thành Phần
Mật Ong Nguyên Chất
Thương Hiệu
Mật Ong Golden Bee
tìm kiếm nhiều nhất
Mật ong nguyên chất
Thùng nuôi ong mật