Sinh Trưởng, Phát Dục Và Tuổi Thọ Của Ong Mật

Sinh trưởng, phát dục và tuổi thọ của ong mật là những yếu tố quan trọng trong vòng đời của chúng. Mỗi con ong mật (ong chúa, ong thợ, ong đực) đều có quá trình sinh trưởng, phát dục và tuổi thọ khác nhau. Dưới đây là chi tiết về các giai đoạn sinh trưởng của ong mật.

Các Giai Đoạn Sinh Trưởng, Phát Dục Và Sự Ảnh Hưởng Của Nó Với Đàn Ong

Kể cả 3 loại ong: ong chúa, ong thợong đực đều từ trứng biến thành ấu trùng, từ ấu trùng làm kén biến thành nhộng, sau đó hóa thành ong non.

Thời gian phát dục của 3 loại khác nhau: ong chúa phát dục nhanh nhất, ong đực phát dục chậm nhất.

Người nuôi ong cần nắm chắc thời gian phát dục của 3 loại ong mật như sau:

Loại ong

Trứng Ấu trùng Nhộng Cộng

Ong chúa

3 5,5 7,5 16 ngày
Ong thợ 3 6 12

21 ngày

Ong đực 3 6,5 14,5

24 ngày

Bảng thống kê thời gian phát dục của đàn ong (Đơn Vị Ngày)

Thời gian phát dục của ong mật nói chung như bảng trên, nhưng tùy theo độ mạnh yếu của đàn ong, nhiệt độ cao hay thấp mà thời gian phát dục có thể đển sớm hoặc muộn một hai ngày.

Nhiệt độ thích hợp cho ong phát dục là: nhiệt độ trong thùng từ 20-33 độ và nhiệt độ ở giữa bánh tổ từ 35-36 độ C. Nếu nhiệt độ thấp ong sẽ nở muộn, nhiệt độ cao ong sẽ nở sớm. Nở sớm hay muộn đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của đàn ong.

Hiện Tượng Sinh Học Và Ảnh Hưởng Của Nó Tới Chất Lượng Và Số Lượng Của Đàn Ong

Thông thường các loài động vật sinh con ra không cái thì đực và số lượng đực cái bao nhiêu không thể tùy ý quyết định trước được. Nhưng con ong, chẳng những sinh con cái, con đực mà còn sinh một loài con cái khác phát dục không hoàn chỉnh (ong thợ) và lúc ong chúa đẻ, xem lỗ tầng to hay nhỏ chúng ta có thể biết trước được số lượng đực, cái nhiều hay ít. Đó là điều khác với động vật thông thường và là một hiện tượng khá thú vị.

Ong chúa đẻ hai loại trứng: một loại không thụ tinh đẻ vào lỗ ong đực và sẽ phát dục thành ong đực. Một loại trứng có thụ tinh, trứng thụ tinh là do lúc ong chúa đẻ vào lỗ ong thợ, cơ bắp của ống dẫn tinh nở ra, tinh trùng trong túi trữ tinh tiến vào ống dẫn trứng, nên trứng được thụ tinh. Trứng có thụ tinh đẻ vào lỗ ong thợ này sẽ phát dục thành ong thợ, đẻ vào mũ chúa sẽ phát dục thành ong chúa.

Tại sao cùng một loại trứng có thụ tinh lại khi thì phát dục thành ong thợ, khi thì phát dục thành ong chúa ? điều này quyết định bởi loại thức ăn do ong thợ cung cấp.

Giai đoạn trứng ở cuối 3 ngày tuổi , ong thợ mới bắt đầu mớm sữa vào đáy lổ tổ một lượng nhất định sữa ong chúa (ở lổ ong chúa thì nhiều hơn) và hai ngày sau đó (tức ấu trùng ở tuổi 2) ong thợ tiếp tục nhả sữa cho ấu trùng. Từ ngày thứ 3 trở đi, ong thợ cho ấu trùng của ong thợ ăn không phải bằng sữa ong chúa mà bằng thức ăn do ong thợ chế biến (hỗn hợp gồm: mật ong, phấn hoa và chất do ong thợ tiết ra bằng hạch nước bọt của ong thợ).

Đối với ấu trùng được đẻ vào mũ chúa thì ong thợ mớm hoàn toàn bằng sữa chúa không những đủ cho giai đoạn ấu trùng mà còn thừa cho đến khi hóa nhộng và vũ hóa (bay được). Nhờ vậy mà khi ra đời ong chúa có một thân hình đặc biệt cùng hệ sinh sản hoàn chỉnh để duy trì nòi giống.

Sự Phát Triển Và Tuổi Thọ Của Ong Mật

Nhìn chung, trứng từ ngày tuổi thứ nhất đến ngày tuổi thứ ba của cả ba loại ong đều giống nhau, chúng đều có màu trắng sữa, hình thoi, đuôi nhỏ, đầu to, mặt ngoài có phủ một lớp chất nhờ, đuôi dính vào đáy tổ, đầu thẳng đứng, trứng không được thụ tinh có hình dạng to hơn trứng thụ tinh.

Trứng đẻ được ba ngày sẽ nở và chuyển sang giai đoạn ấu trùng. Ấu trùng lớn rất nhanh, thân cong dần dần chiếm chật cả lỗ tầng. Ở thời kỳ ấu trùng sức lớn của 3 loại rất khác nhau.

Ấu trùng ở lỗ lăng ong thợ, sau thời gian phát dục 6 ngày sẽ vít nắp và ấu trùng sẽ nhả tơ làm kén mất 2 ngày nữa mới hóa nhộng. Lúc này nhộng đã xuất hiện đầu, ngực, bụng, và râu.v.v… rõ rệt. Nhưng toàn thân vẫn một màu trắng sữa. Sau đó màu sắc chuyển dần sang vàng và bắt đầu có lông tơ. Trên mặt nắp vít cũng ngả dần từ màu vàng sang màu nâu sẫm, nhất là màu sắc của mũ chúa lại càng thay đổi rõ hơn. Cuối cùng nhộng vũ hóa thành ong non, ong non lấy hàm cắn kén và nắp đậy lỗ tầng để chui ra ngoài.

Ong non mới chui ra ngoài, lúc đầu thân thể còn non yếu, màu nhạt hơn ong trưởng thành. Từ đó ong thợ, ong đực và ong chúa bắt đầu xuất hiện dần các đặc tính của cá thể theo bản năng khác nhau của chúng.

Trên đây là một số hiểu biết về sinh trưởng phát dục và tuổi thọ của ong mật. Hy vọng bạn đọc có cái nhìn toàn cảnh về đàn ong cũng như kỹ thuật nuôi ong sao cho hiệu quả. Hẹn gặp các bạn trong bài viết sau về Ong chúa, ong thợ và ong đực.

Golden Bee xin chào !

Tác giả: Ong Mật Golden Bee


Lưu Ý: Để bảo vệ sức khỏe của mình, trước khi sử dụng bất cứ phương pháp, thực phẩm hỗ trợ sức khỏe nào nên tham khảo ý kiến chuyên môn của Bác sĩ phòng trường hợp dị ứng hoặc gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Nên sử dụng có liều lượng phù hợp, kết hợp với chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh để đạt được hiệu quả tốt nhất.


*

Bài viết được biên soạn bởi Công Ty Ong Mật Golden Bee https://goldenbee.com.vn/

Xem Tất cả về Mật Ong https://goldenbee.com.vn/mat-ong

Mật Ong Golden Bee https://goldenbee.com.vn/mat-ong-golden-bee

Mật Ong Thiên Nhiên Golden Bee https://goldenbee.com.vn/mat-ong-thien-nhien-golden-bee

Mua Mật Ong giá Sỉ https://goldenbee.com.vn/mat-ong-si

Thông tin về Ong Mật https://goldenbee.com.vn/ong-mat

Mật Ong Nguyên Chất Golden Bee https://goldenbee.com.vn/san-pham/mat-ong-nguyen-chat-golden-bee

Thùng nuôi Ong Mật https://goldenbee.com.vn/thung-nuoi-ong-mat

Kỹ Thuật Nuôi Ong Mật Tại Nhà https://goldenbee.com.vn/ky-thuat-nuoi-ong-mat-tai-nha

Bảng giá Mật Ong https://goldenbee.com.vn/bang-gia-mat-ong-hom-nay

*


🍯 Mua Mật Ong Sỉ/Lẻ:

Điện Thoại/ Zalo: 0973.745.279

🐝 Hỗ trợ Kỹ Thuật Nuôi Ong:

Điện Thoại/ Zalo: 0978.354.002


MẬT ONG NGUYÊN CHẤT GOLDEN BEE

Chỉ 80K

Mua hàng tháng, giảm 10%

Loại

Mật Ong Đơn Hoa

Nguồn Gốc

Tây Nguyên - Đắk Lắk

Màu Sắc

Vàng Hổ Phách

Thành Phần

Thương Hiệu

mua ngay - giao hàng tận nơi !

tìm kiếm nhiều nhất

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo