Ong Chúa, Ong Thợ và Ong Đực

Trong một tổ ong luôn có nhiều ong chức năng khác nhau. Nhưng chỉ có 3 loại ong chính, đó là ong chúa, ong thợ và ong đực. Bài viết này Golden Bee xin phép chia sẽ về đặc tính và sinh học của 3 loại ong trong một đàn ong mật.

I. Ong Chúa

Ong chúa sau khi nở được vài giờ, bắt đầu chuyến công du thì lập tức xảy ra một cuộc chiến đấu ác liệt, kết quả là chúa tơ sẽ thắng. ( có trường hợp hai con chúa sẽ hòa hoãn và tiếp tục chung sống hòa thuận.) Nhưng sự ngưng chiến này chỉ sảy ra trong một thời gian nhất định để rồi chỉ còn duy nhất một chúa sống.

Nếu chúa thấy mũ chúa tơ nào chưa mở nắp và không có ong thợ bảo vệ sẽ lập tức lấy hàm cắn nát mũ chúa và dùng ngòi đốt chết chúa non chưa nở. Trong trường hợp đàn ong sung sức và cùng nhau ngăn cản, chúa sẽ tiết ra một tín hiệu đặc biệt và phân chia đàn, cùng nhau lặng lẽ rời đi và không phá kén, nhường ngôi lại cho con chúa tiếp theo.

Nếu như kết thúc cuộc kiểm tra đầu tiên mà ong chúa tơ không thấy có con ong chúa nào tiếp theo hoặc một mũ chúa nào khác thì nó sẽ tiếp tục ở lại và cai quản cũng như được đàn ong thợ thăm hỏi, hỗ trợ, bồi dục..v..v…

Sau ba ngày, chúa non đã cứng cáp, nó ra khỏi tổ để tập bay. Lúc này, chúa non còn nhỏ bé hơn cả khi mới nở nên sẽ rất khó quan sát khi kiểm tra.

Ngày thứ năm trở đi, ong chúa bắt đầu động đực, thông thường từ ngày thứ 6 – ngày thứ 10 thì ong chúa sẽ đi phối giống. Nhiệt độ thích hợp để chúa ra ngoài phối giống là từ 19 – 23 độ. Nếu để ý quan sát sẽ thấy chúa ra ngoài từ 9h sáng đến 15h chiều.

Sau khi nở 30 ngày, nếu chúa không phối giống thì hệ sinh dục sẽ teo đi. Trong kỹ thuật nuôi ong, không sử dụng chúa quá 10 ngày mà chưa phối giống, điều này sẽ làm giảm đi sức đẻ của ong chúa với đàn ong.

Theo những quan sát gần đây cho thấy, ong chúa cần phải đi phối giống liên tục, trung bình mỗi lần cần 6-7 ong đực đi theo. Khi ong chúa bắt đầu rời tổ sẽ phát ra tín hiệu kích thích ong đực để cho ong đực hưng phấn.

Khi ong chúa non bay đi thì lập tức có nhiều ong đực bay theo, ong chúa bay rất nhanh và cao. Điều này sẽ tạo ra một cuộc đua vô hình với ong đực, nếu con nào bay nhanh và đuổi kịp ong chúa thì sẽ được giao phối, những con bay chậm thì sẽ bị rơi rớt lại dọc đường và không được giao phối. Ong đực không được giao phối sẽ không nhớ đường bay về tổ và sẽ chết ở bên ngoài. Đây là quy luật lựa chọn giống tự nhiên.

ong chúa giao phối

Ong chúa và ong đực giao phối

Sự phối giống xảy ra như sau: Ong đực đuổi kịp ong chúa rồi chân nắm chặt chân, đuôi dính vào nhau, hai đầu quay ngược ra ngoài. Trong vòng một phút đôi ong sẽ rơi xuống đồng cỏ, sau đó 1 phút nữa cuộc giao phối coi như có kết quả. Lúc này bộ phận sinh dục của ong đực đã bị đứt và dính liền vào âm đạo của ong chúa. Thế là ong chúa tách rời khỏi ong đực và mang theo bộ phận sinh dục của ong đực và bay thẳng về tổ.

Vì bị đứt cơ quan sinh dục nên ong đực sẽ chết ngay, sau khi trở về tổ, các khoang bụng của ong chúa từ từ thun ngắn lại và chính nhờ động tác này mà tinh trùng của ong đực được tiết vào âm đạo rồi tiến sau vào túi thụ tinh ở trong bụng của ong chúa. Còn bộ phận sinh dục của ong đực dính ở đuôi ong chúa sẽ được các ong thợ túc trực sẵn ở cửa tổ xúm lại rứt bỏ đi, đồng thời hoan hỉ đón rước nữ ong chúa mới vào “cung điện”.

Sau khi phối giống được 2-3 ngày thì bụng ong chúa to dần, hoạt động đi lại chậm chạp, đàn ong thợ làm việc hăng hái hơn và chăm lo việc ăn uống cho ong chúa đầy đủ hơn, hải chuốc được tăng cường, ong chúa bắt đầu đẻ trứng và đó sẽ là công việc suốt đời của ong chúa. Thời kỳ đẻ trứng đó ong chúa không khi nào ra khỏi tổ ong (từ trường hợp chia đàn hoặc bỏ tổ hoặc phối giống lại.). Sức đẻ trứng của ong chúa còn tùy thuộc vào mùa vụ, mùa hoa nỡ mạnh có cả phấn và mật, thời tiết ấm áp, ong thợ đông đúc..v.v….

Trước khi ong chúa đẻ trứng vào ô lăng là chúa phải chui đầu vào trước xem có vi sinh vật hay ấu trùng không. Xong chúa mới cho đít vào đẻ, chúa đẻ từ 10-20 trứng lại nghỉ một lúc và ong thợ lại mớm thức ăn bằng sữa cho chúa. Sau khi ăn thì chúa lại tiếp tục đẻ trứng, vòng đẻ trứng của chúa bắt đầu từ trung tâm của bánh tổ (giữa khung) và đẻ ra theo hình vành khuyên. Nếu chúa tốt, có sức đẻ mạnh thì chúa đẻ từ mặt bên này sáp rồi mới sang mặt bên kia.

Ong chúa đẻ trứng

Ong nội địa giống Apis CerenaApis Indica thì ưa thích đẻ cầu mới, còn ong Apis Mellifera thì ưa thích đẻ cầu sau khi đã khai thác mật ong vài ba lần. Trứng của chúa mới đẻ (của ong nội thì lớn hơn ong ngoại) đầu dính vào đáy ô lăng tạo thành gốc đứng thẳng hướng cùng chiều rất đẹp. Mỗi ô lăng chỉ có duy nhất một trứng, trong trường hợp chúa già hoặc rối loạn sinh dục thì một ô lăng có thể có 2-3 trứng hoặc hơn.

Khi chúa già, do thức ăn hay thời tiết xấu hoặc ong thợ ít, chúa có thể đẻ lởm chởm, trứng xiêu vẹo không thẳng góc hay dính vào ô lăng…Trong trường hợp này thì người nuôi ong cần phải có biện pháp kỹ thuật, nếu xử lý chậm đàn ong sẽ giảm sút.

Chúa có thể đẻ tốt từ 1-2 năm (nếu tạo chúa tốt) và sống từ 3-5 năm. Người nuôi ong luôn phải chủ động thay chúa đúng mùa vụ và tuổi thọ thì đàn ong mới có thể duy trì được thế mạnh lâu dài.

Phân biệt chúa già hay chúa tơ chủ yếu là bằng kinh nghiệm quan sát: Chúa tơ thì có bộ lông mao phủ bằng màu vàng tươi hoặc màu nâu óng mượt, đít to, sức đẻ mạnh, trứng đẻ đều trên bánh tổ cả hai mặt. Chúa già thì lông mao không còn óng mượt, đít teo, màu sẫm, sức đẻ yếu và trứng không đều, dày mà thưa thớt, hình dạng ong chúa không cân đối.

II. Ong Thợ

Sau khi ong thợ non được nở vài giờ, lông cánh sẽ khô dần, chúng sẽ tự chải chuốc và tự đi tìm kiếm thức ăn dự trữ để ăn. Từ ngày thứ ba trở đi ong thợ bay ra ngoài để tập bay. Khi tập bay chúng luôn hướng về tổ để xác định phương hướng và sau đó mới bay xung quanh để làm quen với ngoại cảnh nhằm xác định vị trí đi lại.

Thời gian ong thợ tập bay thường vào lúc trời ấm áp (khoảng từ 8h sáng đến 15h chiều)

Suốt thời gian tập bay và làm quen với ngoại cảnh ong thợ cũng đảm nhiệm một số nhiệm vụ như sau: vệ sinh tổ, chế biến mật, điều tiết nhiệt độ trong tổ..v.v….

Sau ngày thứ 5-7 trở đi, ong thợ chính thức gánh vác công việc theo chức năng của mình như sau:

Tuổi ong thợ từ 5-18 ngày là đã có khả năng tiết sữa nuôi chúa và ấu trùng, tiết sáp mạnh để xây tổ, chế biến mật, phấn…

Tuổi ong thợ từ 18-50 ngày là thời sung mãn, lấy mật và phấn mạnh.

Tuổi ong thợ từ 50 ngày trở đi có lượng nọc ong cao, khả năng đi lấy sản phẩm giảm sút nên được phân công bảo vệ tổ.

Từ những chức năng được phân công theo lứa tuổi của con ong, người cán bộ kỹ thuật nếu nắm không đúng sẽ không tác động kỹ thuật được vào đàn ong làm sản lượng không cao.

Tuổi thọ ong thợ phụ thuộc rất nhiều vào năng suất và sản lượng ở các mùa vụ, sản lượng và năng suất càng cao, công việc của con ong ngày càng bận rộn thì tuổi thọ của nó sẽ ngắn hơn. Cuộc sống ở mùa hè ngắn hơn mùa đông thì đàn ong mạnh, ong thợ sống ngắn hơn thì đàn ong yếu.

Ở miền Nam, qua kinh nghiệm khai thác cho thấy từ tháng 12 là mùa khai thác mật, lượng ong thợ giảm rất nhanh (tuy nhiên vẫn còn phụ thuộc vào nhiệu yếu tố khác) chỉ khoảng 5-6 tuần. Từ tháng 7-11, lượng ong thợ giảm chậm. (tuy nhiên tùy theo khu vực và ở một số nước thì tuổi thọ ong ở mùa này miền Nam vẫn sống ngắn hơn vì thời tiết cho phép chúng ta khai thác được sữa và phấn hoa).

Một vấn đề cần chú ý ở đây là, mỗi khi đàn ong ổn định và phát triển bình thường thì công việc được phân công theo chức năng và hoạt động theo tuổi thọ một cách nhịp nhàng. Khi đàn ong bị biến động đo ngoại cảnh hoặc do nội tại thì đàn ong sẽ lập tức huy động mọi lứa tuổi, làm mọi công việc tự giác để nhanh chóng khôi phục lại đàn ong một cách bình thường. Nếu chúng ta sử dụng một đàn ong chưa ổn định để khai thác thì kết quả cuối cùng sẽ không cao.

III. Ong đực

Ong đực khi nở ra là đã bắt đầu vào cuộc sống nhờ vả. Bản thân nó không tự chải chuốc được, đến khi ăn cũng phải nhờ ong thợ mớm cho ăn vì hàm dưới bị thoái hóa, không có khả năng tự khui nắp vít của ống mật để hút.

Ong được sau khi nở ra từ 7-15 ngày sẽ phối giống được với chúa tơ, tuổi thọ có thể sống được 8-10 tháng. Nhưng thực tế cũng không có con nào sống được tới già, vì ngoài việc phối giống nó chỉ sống ăn chơi trong tổ, thận chí còn gây cản trở đi lại của đàn ong. Do đó cuộc sống của ong đực là do đàn ong thợ quyết định. Khi thức ăn càng khan hiếm, ong thợ kết thúc cuộc sống của ong đực càng sớm.

Trên đây là những chia sẽ về quá trình sinh trưởng và phát dục của ong chúa, ong thợ và ong mật, 3 loại ong có trong một đàn ong mật, cảm ơn bạn đọc và hẹn các bạn ở bài viết tiếp theo: Một số giống ong mật tại Việt Nam trên website Golden Bee. Hẹn gặp lại!

======

Bài viết được biên soạn bởi Mật Ong Golden Bee https://goldenbee.com.vn/

Tất cả về Mật Ong https://goldenbee.com.vn/mat-ong

Thông tin về Ong Mật https://goldenbee.com.vn/ong-mat

Sản phẩm Mật Ong Nguyên Chất Golden Bee https://goldenbee.com.vn/san-pham/mat-ong-nguyen-chat-golden-bee

Mật Ong Nguyên Chất Golden Bee

100,000500,000

Mật ong nguyên chất Golden Bee, khai thác tại Tây Nguyên.

Đóng chai theo quy trình khép kín, bảo đảm VSANTP.

Đã hạ thủy phần trong nước dưới 20%.

Đọc tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo