Ở bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu về quy trình tạo chúa, bài viết này chúng ta sẽ nắm kiến thức và kỹ thuật tạo chúa nhân tạo.
Chuẩn bị đàn ong
- Chọn đàn bố mẹ có đặc trưng về hướng giống và mục đích của tạo chúa như giống thuần, chuẩn hoặc giống để khai thác.
- Thế đàn bố mẹ nếu là ong ngoại từ 10-12 cầu, ong nội từ 4-6 cầu.
- Tổng số cầu trong một đàn phải có 80 – 85 cầu con. Đặc biệt là các cầu trứng, vòng trứng phải mở rộng, đẻ đều hoặc quy luật. Đàn ong không bị sâu bệnh, thức ăn dự trữ tốt hoặc cho ăn thúc.
Tổ chức sử dụng đàn mẹ
Rút hết cầu không ra (kể cả cầu trứng) cho ăn thúc rồi đưa cầu không vào có đánh dấu, sau 24 giờ kiểm tra lại nếu cầu ong chúa đẻ khắp cả hai mặt thì lấy ra cho cầu không khác vào để chúa đẻ tiếp và cứ như thế rồi kiểm tra các cầu sau. Thế là ta đã có các cầu ấu trùng của đàn mẹ cung cấp.
Tổ chức đàn bố (đàn ong đực)
Đàn ong đực cũng phải đủ tiêu chuẩn như đàn mẹ. Rút bớt cầu không cầu thiết và cho ong ăn mạnh vào, nơi cho xây cầu mới. Do đàn ong chật chội và thức ăn sung túc là ong thợ sẽ xây nhiều ô lăng ong đực cho chúa đẻ vào.
Công việc chuẩn bị tạo ong đực phải tiến hành trước tạo ấu trùng từ đàn mẹ là 20 -25 ngày.
Tổ chức đàn nuôi dưỡng
Chuẩn bị đàn nuôi dưỡng cũng phải là đàn ong mạnh có từ 12 -15 cầu, quân đông đặc và nhiều ong non, sau đó rút bớt cầu, giũ ong thợ lại. Các cầu còn lại chỉ là cầu nhộng (để cho ong thợ không phải bận tâm nuôi ấu trùng và ong thợ khi bị cách chúa lâu có muốn đẻ trứng cũng không có chổ đẻ). Số cầu nhộng này sẽ được bổ sung mỗi khi cầu nhộng trong thùng đã nở.
Sau động tác chuẩn bị xây thì tiến hành cách ly chúa hoàn toàn 24 giờ, sau đó mới giới thiệu cầu tạo chúa thứ nhất vào vị trí 1 (cách từ vách thùng 2 cầu). Sau 3 ngày lại giới thiệu cầu thứ hai, 3 ngày nữa lại giới thiệu cầu thứ ba và 3 ngày nữa lại giới thiệu cầu thứ tư (theo cách xen kẽ một cầu tạo chua, một cầu nhộng).
Sau 3 ngày đặt cầu thứ 4 tư (tức là đã 12 ngày của cầu tạo chúa thứ nhất) rút cầu tạo chúa thứ nhất ra để cắt mũ chúa cho vào lồng chúa giới thiệu đi và giới thiệu cầu tạo chúa thứ 5 vào vị trí thứ nhất. Cứ thế tiếp tục ta có dây chuyền sản xuất chúa mới.
Qua mỗi lần rút cầu, có mũ chúa ra để giới thiệu mũ chúa đi phải kiểm tra các cầu nhộng xem coi mũ chúa cấp tạo hay không. Nếu có, phải diệt đi, để lại sót chúa nở ra sẽ cắn hết mũ chúa mới tạo.
Chú ý: Đàn nuôi phải đặt cách xa các đàn giao phối. Chúa giao phối về lộn thùng sẽ cắn hết mũ chúa tạo, làm cho cả dây chuyền bị lỡ kế hoạch.
Mỗi một đàn nuôi được chọn và bổ sung tốt có thể nuôi được 12 khung cầu tạo sữa (được 510 mũ).
Khi không sử dụng làm đàn nuôi nữa thì lấy hết mũ chúa ra vài giờ rồi giới thiệu chúa đẻ vào. Muốn chắc chắn phải có lồng và theo dõi khi đã an toàn.
Chuẩn bị đàn hỗ trợ
Tổ chức đàn ong thợ sung túc và khỏe mạnh để tạo sữa chúa trước đó 12 -24 giờ. Để khi tạo chúa ta có lượng sữa phù hợp với khả năng tiêu thụ của tuổi ấu trùng ở 24 giờ, thì ấu trùng đó mới hấp thụ được thức ăn và ấu trùng trưởng thành mới phải triển bình thường.
Trước khi di trùng, ta múc sữa ở đàn hỗ trợ cho vào cái lọ sạch đã chuẩn bị sẵn. Khi bắt đầu di trùng ta dùng một lọ khác, cho sang một lượng sữa vừa phải, rồi dùng vài giọt một đã pha với 50% nước và cho vào lọ thứ hai có sữa để pha thành một hỗn hợp dung dịch.
Chuẩn bị đàn ấp chúa
Là đàn giữ ấm cho mũ chúa, sau khi đàn nuôi đã chuyển sang mà chưa giới thiệu đi hết.
Đàn ấp chúa cũng phải là đàn được cách ly chúa trước đó từ 12 -24 giờ để mũ chúa khỏi bị cắn.
Mỗi đàn ấp có thể ấp từ 2- 3 cầu hoặc hơn nữa.
Trường hợp mỗi mũ chúa đã có lồng giữ, có thức ăn và số lượng 10 – 20 con ong thợ thì khỏi cách ly chúa. Khi chúa nở ra, sẽ được chuyển qua thùng giao phối.
Trong quá trình ấp, phải giữ cho các mũ chúa yên tĩnh, tránh xáo động để không ảnh hưởng đến giai đoạn chuyển hóa của ong chúa.
Thao tác tuần tự di ấu trùng tạo chúa
Sau khi chuẩn bị đầy đủ năm bước trên, còn bước cuối cùng này phải làm cho thật tốt.
Mỗi bước trên đã giới thiệu cách làm, do đó mà sau bước di trùng này, chỉ nêu thứ tự công việc.
Sau khi gắn chén sáp vào khung cầu tạo sữa rồi chuyển cho đàn nuôi dưỡng để vệ sinh cho các chén sáp sạch sẽ (24 giờ).
Kế đó là dùng thanh gỗ đã có đầu tù chấm vào lọ sữa đã được chuẩn bị từ đàn hỗ trợ.
Dùng kim di móc nhẹ ấu trùng tuổi 1 (mũi kim di từ dưới phần sữa) để cho lượng sữa nằm trên mũi kim di mà không va chạm vào ấu trùng. Đưa ấu trùng nằm gọn vào đáy chén sáp rồi lùi ngược kim di để cho lượng sữa tiếp xúc với lượng sữa đã được chuẩn bị trước, thế là ấu trùng an toàn. Cứ tiến hành như vậy cho hết số lượng chén sáp đã chuẩn bị sẵn.
Thời gian di trùng phải tiến hành hết sức khẩn trương, mỗi cầu tạo chúa có 4 thang phải có bốn người di trong vòng 5-10 phút cho xong.
Điều kiện:
- Nhiệt độ có thể tiến hành di là 25 -35 độ C.
- Độ ẩm có thể tiến hành di là 65 -70 độ C.
- Ánh sáng có thể tiến hành từ 9 – 10h sáng
- Tránh không được ngồi ngay nơi gió lùa hoặc bụi bẩn, mưa…
Sau khi di xong, phải cho vào thùng kín đủ ấm để xách đến thùng kế cho đàn tiếp nuôi. Sau 24h, kiểm tra để ghi kết quả tỉ lệ tiếp, tiếp tục cho nuôi và sau 9 ngày chuyển sang đàn ấp hoặc cắt mũ giới thiệu luôn.
Những vấn đề cần chú ý
- Khi mũ chúa đã vít nắp, hạn chế mọi rung động.
- Mũ chúa trước khi cắt giới thiệu di, phải giám định lại cho đủ tiêu chuẩn.
- Khi lấy cầu mũ chúa ra, không nên giũ ong thợ mà phải thổi hoặc dùng chổi quét nhẹ ong thợ. Khi cắt phải dùng mủi dao nhọn cắt nhẹ nhàng.
Từ khi lấy ra cho đến khi cắt giới thiệu, không nên lật ngược mũ chúa.
Cắt mũ chúa trong điều kiện ấm áp và quá trình vận chuyển đi cũng phải giữ trong hộp kín có vải mùng ủ ấm.
Tổ chức cho chúa tự phối giống
Đây là phần cuối cùng và cũng là kết quả của quá trình tạo chúa nhân tạo.
Chuẩn bị thùng phối giống
Mỗi thùng giao phối có 2 – 4 buồng giao phối, mỗi buồng có 2 – 3 cầu. Trong đó có 1 -2 cầu ong non và 1 cầu thức ăn dự trữ.
Các buồng không được thông thương qua lại, thùng phải kín, đánh số thứ tự và mỗi thùng có sơn màu sắc khác nhau.
Vị trí đặt thùng cách xa nhau từ 2m trở lên và có bóng mát, nhưng phia trước không có chướng ngại và ao hồ.
Mỗi thùng giao phối có thể sản xuất ra một lúc từ 2 – 4 con và kết quả đạt ít nhất cũng từ 2 – 3 con. Thời gian sử dụng thùng tùy theo tác động kỹ thuật, có thể giao phối xong rồi chuyển chúa đi và tiếp tục đưa chúa tơ vào cho giao phối tiếp cứ nhiều lần như vậy.
Chuẩn bị cầu đẻ.
Để tăng viện cho đàn giao phối, cầu đẻ là cầu 1/4, nghĩa là 4 cầu con ghép lại nằm vừa gọn trong lòng của cầu lớn. Đưa cầu này vào cho đàn cơ bản cho chúa đẻ vào rồi rút ra chi viện những đàn cần thiết, để các đàn giao phối lúc nào cũng có con ong non, thế đàn giao phối được sử dụng lâu.
Làm thế nào có đủ ong non để chi viện cho đàn giao phối tốt.
Ngoài các cầu nhộng để cung cấp ong non kế tiếp (vì cầu giao phối nhỏ ong non không nhiều) cần phải tổ chức một số đàn cơ bản để lấy ong non.
Trước hết là chọn một đàn gốc rút hết cầu ấu trùng và cầu trứng, để lại toàn cầu nhộng. Khi cầu nhộng đã nở hết thì lại chi viện bằng cầu nhộng khác … Sau đó dùng quân ong thợ của đàn này giũ vào đàn giao phối.
Số ong già sẽ tìm về đàn gốc còn ong non sẽ mất phương hướng tìm về đàn gốc mà ở lại phụng sự cho đàn giao phối, thế là ta được một lượng ong non cần thiết để cung cấp sữa cho chúa giao phối.
Thao tác thứ tự.
- Đóng của buồng giao phối
- Lấy cầu cách ly đặt vào thùng xách tay đặt cạnh buồng giao phối
- Rót nước siro vào máng ong ăn
- Tách các cầu ong ra khỏi đàn cơ bản và gỡ các cầu con (cầu 1/4) đưa vào buồng giao phối.
Cứ như thế làm tiếp cho đủ 4 buồng. Sau đó để vài giờ cho ong thợ yên tĩnh với hoàn cảnh mới rồi mới giới thiệu chúa tơ và không mở cửa thùng (sau 24 giờ mới mở cửa để ong thợ không vô tổ cũ).
- Giới thiệu chúa tơ
Tốt nhất là phải có lồng bảo vệ, sau 24 giờ mới thả chúa tơ ra khi ong thợ đã thật sự tiếp thu chúa mới (không bị bao vây)
- Mở cửa thùng ong sau khi ong thợ đã cắt được phản xạ về thùng cũ.
Quản lý đàn giao phối
- Kiểm tra bảo vệ an toàn cho đàn giao phối.
- Sau 24 giờ khi thả, kiểm tra lại số chúa còn hoặc mất và cho thêm thức ăn.
Nếu có con nào bị mất phải tiến hành bổ sung ngay.
- Sau 4 ngày trở đi phải kiểm tra và theo dõi kết quả phối giống vào lúc trời ấm áp và quang đãng (từ 9 giờ đến 15 giờ).
- Sau 10 ngày mà chúa không giao phối được thì coi như chúa hư và hủy bỏ chúa đó.
- Sau khi chúa phối giống có kết quả, ong thợ làm việc rất cần cù và nhộn nhịp.
Nếu chịu khó quan sát thì chúa đi phối và giao phối xong trở về đều nhận dạng được. Khi về phần sau của đít ong chúa có một vệt trắng còn dính, đó là phần sinh dục đực sau khi đứt ra còn dính lại, sau 24 giờ phần đó mới khô và rụng đi hoặc ong thợ cắn bỏ.
- Sau những lần kết quả và giới thiệu chúa đã phối giống đi cần phải nhớ bổ sung thêm cầu nhộng và ong non cho đàn giao phối.
- Kiểm tra thường xuyên để loại trừ các bệnh tật cà những yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả chất lượng của con ong chúa sau này.
- Ghi chép kết quả để con chúa có lý lịch ban đầu.
Quản lý sử dụng chủa đã giao phối
- Dùng hộp có hai ngăn, một ngăn giữ chúa, một ngăn có thức ăn.
- Cho chúa vào hộp thật nhẹ nhàng với 10 – 15 ong thợ, để cho ong thợ nuôi ong chúa.
- Gắn lý lịch vào hộp
- Gói các hộp vào giấy báo và lưu ý không được xáo động mạnh, không lật ngược hộp, bảo quản đúng nhiệt độ 20 – 25 độ C.
- Thời gian bảo quản đến khi sử dụng không quá 3 – 5 ngày là phải giới thiệu chúa vào đàn cho chúa đẻ.
Xử lý các thùng ong đã hết thời kỳ sử dụng để giao phối.
- Ghép vào cầu 1/4 vào 1 cầu lớn để đưa đàn ong mật cơ bản cho ong thợ tiếp tục vệ sinh để ong chúa đẻ lại.
- Nhập các ong thợ còn lại vào các đàn yếu.
- Sử dụng thùng ong bằng nhiệt độ hoặc hóa chất để bảo quản.
Kết luận
Trên đây là những hiểu biết về kỹ thuật tạo chúa nhân tạo – cũng là bài viết cuối cùng trong seri kỹ thuật nuôi ong.
Bài viết sau chúng ta sẽ tìm hiểu về các giá trị của sản phẩm ong trong cuộc sống hằng ngày. Golden Bee xin chào.
Tác giả: Ong Mật Golden Bee
Lưu Ý: Để bảo vệ sức khỏe của mình, trước khi sử dụng bất cứ phương pháp, thực phẩm hỗ trợ sức khỏe nào nên tham khảo ý kiến chuyên môn của Bác sĩ phòng trường hợp dị ứng hoặc gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Nên sử dụng có liều lượng phù hợp, kết hợp với chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh để đạt được hiệu quả tốt nhất.
*
Bài viết được biên soạn bởi Công Ty Ong Mật Golden Bee https://goldenbee.com.vn/
Xem Tất cả về Mật Ong https://goldenbee.com.vn/mat-ong
Mật Ong Golden Bee https://goldenbee.com.vn/mat-ong-golden-bee
Mật Ong Thiên Nhiên Golden Bee https://goldenbee.com.vn/mat-ong-thien-nhien-golden-bee
Mua Mật Ong giá Sỉ https://goldenbee.com.vn/mat-ong-si
Thông tin về Ong Mật https://goldenbee.com.vn/ong-mat
Mật Ong Nguyên Chất Golden Bee https://goldenbee.com.vn/san-pham/mat-ong-nguyen-chat-golden-bee
Thùng nuôi Ong Mật https://goldenbee.com.vn/thung-nuoi-ong-mat
Kỹ Thuật Nuôi Ong Mật Tại Nhà https://goldenbee.com.vn/ky-thuat-nuoi-ong-mat-tai-nha
Bảng giá Mật Ong https://goldenbee.com.vn/bang-gia-mat-ong-hom-nay
*
🍯 Mua Mật Ong Sỉ/Lẻ:
Điện Thoại/ Zalo: 0973.745.279
🐝 Hỗ trợ Kỹ Thuật Nuôi Ong:
Điện Thoại/ Zalo: 0978.354.002
Hotline: 0973.745.279
Hỗ trợ từ 8h30 - 22h
Giao hàng 24h ở HCM,
2-4 ngày ở các Tỉnh.
MẬT ONG NGUYÊN CHẤT GOLDEN BEE
Chỉ 80K
Mua hàng tháng, giảm 10%
Loại
Mật Ong Đơn Hoa
Nguồn Gốc
Tây Nguyên - Đắk Lắk
Màu Sắc
Vàng Hổ Phách
Thành Phần
Mật Ong Nguyên Chất
Thương Hiệu
Mật Ong Golden Bee
tìm kiếm nhiều nhất
Mật ong nguyên chất
Thùng nuôi ong mật