Tổ Chức Của Đàn Ong Mật

Ong Mật là một loài côn trùng sống thành đàn thể. Đàn ong mật là một thể hữu cơ nhưng lại bao gồm nhiều cá thể. Một đàn ong mật là một xã hội có tổ chức chặt chẽ và phức tạp, bao gồm hàng ngàn cá thể có sự phân công lao động rõ ràng giữa các thành viên để đảm bảo sự phát triển và tồn tại của cả đàn. Dưới đây là tổ chức của đàn ong mật.

Tổ Chức Của Đàn Ong Mật

Trong một đàn ong mật có 3 loại ong chính: Ong chúa, ong thợ và ong đực.

Nếu phân theo tuổi thọ, trong một đàn ong có hai loại ong: một loại sống lâu và một loại sống tạm thời. Ong chúaong thợ suốt đời làm việc nên sống lâu. Nhưng ong đực chỉ cần lúc phối giống, ngoài ra không làm gì nên bị đàn ong thợ tiêu diệt.

Nếu phân theo đực cái, ong chúa là ong cái phát dục hoàn chỉnh, nhiệm vụ suốt đời của nó là đẻ trứng; ong thợ cũng là ong cái, nhưng phát dục không hoàn chỉnh, nhiệm vụ suốt đời của nó là nuôi ấu trùng cho ong chúa, xây tầng lấy mật, v.v…; ong đực phát dục tính đực hoàn chỉnh, nhiệm vụ chủ yếu của nó là giao phối với ong chúa rồi chết, nhưng chỉ một số rất ít phối giống với ong chúa, còn tuyệt đại đa số là thừa.

Trong một đàn ong thường chỉ có một con ong chúa. Nếu có một chúa non khác ra đời thì chúa già sẽ kéo một số quân đi nơi khác, hoặc cắn nhau với chúa trẻ. Kết quả là chúa già sẽ bị chúa trẻ cắn chết. Nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ, chúa già và chúa trẻ cùng chung sống hòa thuận với nhau, song rất hiếm. Dưới đây là đặc tính của từng loại ong trong một đàn ong mật.

Ong Chúa

Ong chúa là một con ong cái đã phát dục hoàn chỉnh. Ngoài nhiệm vụ sinh đẻ để duy trì và phát triển nòi giống nó còn có một nhiệm vụ đặc biệt ; cai quản mọi sự hoạt động của đàn ong thông qua một chất dịch do cơ thể của nó tiết ra.

Ong chúa to hơn ong thợ. Mắt, cánh, chân, túi nọc và xoang đựng phấn ở chân sau,v.v… đều có đầy đủ như ong thợ nhưng do không sử dụng đến nên chúng bị thoái hóa dần. Riêng về kim chích của ong chúa cũng dài và cong nhưng chúng chỉ dùng khi cần phải đánh nhau với ong chúa khác.

Một ong chúa nếu được chọn lọc tốt thì trong khoảng 24h có thể đẻ từ 1500-2500 trứng. Nghĩa là khối lượng trứng đẻ trong một ngày lớn hơn khối lượng của chính ong chúa. Nhưng sức đẻ của ong chúa sẽ giảm dần sau 6 tháng đến một năm và từ năm thứ 2 trở đi thì càng kém. Mỗi con ong chúa khỏe có thể sống từ 3 – 5 năm hoặc lâu hơn nữa nhưng lúc này ong chúa không mang lại nhiều lợi ích lắm.

Sức đẻ của ong chúa tuy lớn và mọi hoạt động của đàn ong đều do ong chúa chi phối nhưng ngược lại việc sinh đẻ của ong chúa lại do ong thợ và nguồn thức ăn cũng như điều kiện thiên nhiên quyết định.

Ong Thợ

Ong thợ là một con ong cái nhưng bộ máy sinh dục không phát triển hoàn chỉnh. Thân của nó nhỏ và ngắn hơn ong chúa.

Các cơ quan của cơ thể ong thợ phát triển phù hợp với nhiệm vụ của nó: vòi hút mật, túi nọc, ngòi chích, túi phấn, vẩy sáp, v.v…Đặc biệt cấu trúc tiết sữa của tuyến hàm và hạ hầu. Cấu trúc của các cơ quan của ong thợ đã tạo cho ong thợ một thân hình hết sức gọn gàng và nhanh nhẹ, phù hợp với việc thu mật.

Nhiệm vụ của ong thợ có thể tóm tắt như sau: Suốt đời nó phải gánh vác mọi công việc trong đàn ong ( trừ nhiệm vụ đẻ trứng và giao phối ) như: nuôi ấu trùng, nuôi dưỡng và chăm sóc ong chúa, tiết sáp để xây tổ ong, tiết keo ong để trét kín các khe hở của tổ, lấy mật ong, lấy phấn hoa, lấy nước và khoáng chất, lấy vitamin, làm nhiệm vụ canh gác và chống mọi xâm nhập của kẻ thù, vệ sinh tổ, xây mũ chúa, phân chia đàn, điều tiết nhiệt độ và độ ẩm, tiêu diệt ong đực, chế biến mật và phấn,.v.v…

Ở một đàn ong phát triển bình thường, mọi công việc trên được phân công theo lứa tuổi của ong thợ như sau:

  • Ong non từ 1-3 ngàu tuổi sau khi nở: bay ra vào để tập quan sát địa hình và tự chải chuốt cơ thể.
  • Ong tơ từ 4-5 ngày đến 15-20 ngày tuổi có nhiệm vụ tham gia tiết sữa để nuôi ong chúa và ấu trùng, chế biến mật, chế biến phấn hoa để dự trữ, tiết sáp để xây tầng, vệ sinh tổ, điều tiết nhiệt độ và độ ẩm trong tổ, ngoài ra, có thể tham gia vào việc lấy phấn hoa và mật.
  • Ong từ 20 ngày đến khoảng 30-40 ngày tuổi công việc chủ yếu là lấy mật hoa, phấn hoa, nước, chất khoáng và vitamin. Ban đêm chúng cũng tham gia mọi công việc trong tổ. Trong thời kì khai thác mật và phấn hoa, nếu đàn càng nhiều ong thợ ở lứa tuổi này thì sản lượng khai thác mật càng cao.
  • Ong già từ 50 ngày tuổi trở đi, con ong thường ốm yếu, đít đen và nhọn lại. Chúng ít đi làm mà thường ở lại trong tổ làm nhiệm vụ bảo vệ tổ ong và điều tiết nhiệt.

Ong Đực

Ong đực có sinh dục phát triển to và rất hoàn chỉnh, có túi tinh rất lớn.

Ong đực thân mình to, đít lớn, chiều dài ngắn hơn ong chúa, chiều ngang gấp đôi ong thợ, mình đầy lông, dáng đi chậm chạp.

Nhiệm vụ của ong đực là phối giống với ong chúa rồi chết. Tuy nhiên, công việc phối giống cũng chỉ cần một sống ong đực, còn hầu hết chỉ sống ăn hại. Ngoài nhiệm vụ chủ yếu trên, ong đực cũng tham gia nhiệm vụ điều hòa nhiệt độ trong tổ.

Khi nguồn thức ăn khan hiếm hoặc trời sắp lạnh chính là ngày tận số của ong đực không chịu lao động này. Lúc này ong thợ sẽ xua đuổi ong đực ra khỏi tổ, không cho chúng trở vào, nên sẽ bị chết đói hoặc chết rét ở ngoài tổ.

Ong đực nổi địa, tác hại chỉ làm tiêu tốn thức ăn dự trữ, còn ong Ý, khi tổ càng nhiều ong đực thì sẽ phát sinh bệnh chí (ngoài lượng thức ăn bị tiêu tốn).

Người nuôi ong cần nắm chắc yêu cầu để chỉ đạo việc phối giống của đàn ong đực. Số ong đực còn lại phải có biện pháp tiêu diệt ngay từ khi xây bánh tổ, thời kì hóa nhộng và kể cả khi ong đã trưởng thành.

Cấu Trúc Tổ Ong

Ô lăng trong tổ ong mật được cấu trúc từ các ô lục giác làm bằng sáp ong. Các ô này có nhiều chức năng khác nhau:

  • Ô nuôi ấu trùng: Đây là nơi ong chúa đẻ trứng và ấu trùng phát triển thành ong trưởng thành.
  • Ô chứa mật: Các ô này được ong thợ sử dụng để lưu trữ mật ong, là nguồn thức ăn dự trữ cho cả đàn.
  • Ô chứa phấn hoa: Phấn hoa được thu thập và lưu trữ trong các ô để làm thức ăn protein cho ấu trùng và ong thợ.

Trên đây là một số thông tin về tổ chức của đàn ong mật. Phần sau chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về sinh trưởng, phát dục và tuổi thọ của ong mật, cảm ơn bạn đọc đã quan tâm và tìm hiểu về Kỹ Thuật Nuôi Ong.

Golden Bee xin chào.

Tác giả: Ong Mật Golden Bee


Lưu Ý: Để bảo vệ sức khỏe của mình, trước khi sử dụng bất cứ phương pháp, thực phẩm hỗ trợ sức khỏe nào nên tham khảo ý kiến chuyên môn của Bác sĩ phòng trường hợp dị ứng hoặc gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Nên sử dụng có liều lượng phù hợp, kết hợp với chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh để đạt được hiệu quả tốt nhất.


*

Bài viết được biên soạn bởi Công Ty Ong Mật Golden Bee https://goldenbee.com.vn/

Xem Tất cả về Mật Ong https://goldenbee.com.vn/mat-ong

Mật Ong Golden Bee https://goldenbee.com.vn/mat-ong-golden-bee

Mật Ong Thiên Nhiên Golden Bee https://goldenbee.com.vn/mat-ong-thien-nhien-golden-bee

Mua Mật Ong giá Sỉ https://goldenbee.com.vn/mat-ong-si

Thông tin về Ong Mật https://goldenbee.com.vn/ong-mat

Mật Ong Nguyên Chất Golden Bee https://goldenbee.com.vn/san-pham/mat-ong-nguyen-chat-golden-bee

Thùng nuôi Ong Mật https://goldenbee.com.vn/thung-nuoi-ong-mat

Kỹ Thuật Nuôi Ong Mật Tại Nhà https://goldenbee.com.vn/ky-thuat-nuoi-ong-mat-tai-nha

Bảng giá Mật Ong https://goldenbee.com.vn/bang-gia-mat-ong-hom-nay

*


🍯 Mua Mật Ong Sỉ/Lẻ:

Điện Thoại/ Zalo: 0973.745.279

🐝 Hỗ trợ Kỹ Thuật Nuôi Ong:

Điện Thoại/ Zalo: 0978.354.002


MẬT ONG NGUYÊN CHẤT GOLDEN BEE

Chỉ 80K

Mua hàng tháng, giảm 10%

Loại

Mật Ong Đơn Hoa

Nguồn Gốc

Tây Nguyên - Đắk Lắk

Màu Sắc

Vàng Hổ Phách

Thành Phần

Thương Hiệu

mua ngay - giao hàng tận nơi !

tìm kiếm nhiều nhất

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo