Chức Năng Bộ Râu Ong Mật
Chức năng bộ râu ong mật (antennae) đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập thông tin từ môi trường và giao tiếp trong tổ ong.
Như chúng ta đã biết, bán cầu não phải và bán cầu não trái thực hiện những nhiệm vụ khác nhau. Thương tổn ở bán cầu não trái làm suy yếu việc sử dụng và nhận thức ngôn ngữ. Thương tổn ở bán cầu não phải làm thiếu hụt cảm nhận về không gian của thị giác, ví dụ như việc không thể nhận ra những khuôn mặt quen thuộc.
Trong vài năm trở lại đây, chúng ta đã quen với khái niệm rằng sự không đối xứng về chức năng giữa vùng bên trái và phải của hệ thần kinh không chỉ xuất hiện ở người. Các loài cá, lưỡng cư, chim và động vật có vú cũng có sự mất cân bằng về chức năng và giải phẫu.
Vì vậy, ý kiến cho rằng tất cả các loài động vật có xương sống có bộ não không đối xứng cuối cùng đã được chấp nhận. Hiện nay, quá trình mở rộng giữa các loài đang diễn ra. Sự phát triển hẳn về một bên của não đã vượt ra ngoài khuôn khổ các loài có xương sống. Theo một bài báo được công bố trên Plos one do Lesey J. Rogers (Trung tâm Khoa học thần kinh và Hành vi động vật, Đại học New England (Úc)) và Giorgio Vallortigara (Trung tâm Khoa học thần kinh/não, Đại học Trento (Ý) viết, côn trùng, với hệ thần kinh khác hẳn so với động vật có xương sống, cũng đang “phát triển lệch”.
Các tác giả nghiên cứu trí nhớ ở ong mật sử dụng một quy trình đã được kiểm nghiệm, được gọi là phản xạ rộng của vòi (PER). Khi có một giọt dung dịch đường, ong mật duỗi vòi ra để hút lấy. Nếu một kích thích mùi, ví dụ như mùi chanh, xuất hiện ngay sau đó thì chỉ sau thời gian huấn luyện ngắn, nó đã học được cách duỗi vòi ra chỉ khi có sự hiện diện của mùi hương.
Ong mật có thể học cách phân biệt giữa nhiều mùi khác nhau, sẽ duỗi vòi ra đối với mùi chanh nhưng lại không làm tương tự đối với mùi vani. Chúng có thể giữ trí nhớ về mùi trong một thời gian dài. Mùi được nhận biết bởi 2 râu trên đầu ong mật. Sau khi những con ong được huấn luyện sử dụng cả 2 râu, Rogers và Vallortigara kiểm tra khả năng nhớ lại của chúng. Họ phủ râu bên trái hoặc phải với một chất nhựa khiến một bên râu không thể nhận biết mùi.
Các tác giả quan sát thấy rằng, sau một tiếng tập luyện, ong mật nhận biết mùi một cách chính xác khi sử dụng râu bên phải mà không sử dụng râu bên trái. Tuy nhiên, 24 giờ sau đó, quá trình này bị đảo ngược.
Dưới đây là các chức năng bộ râu ong mật
Cảm nhận mùi hương
Bộ râu của ong mật chứa nhiều thụ thể khứu giác, giúp chúng nhận diện mùi hương phức tạp từ hoa, pheromone, và các tín hiệu hóa học khác trong môi trường. Khả năng này cực kỳ quan trọng khi ong thợ tìm kiếm nguồn thức ăn như mật hoa và phấn hoa, hoặc nhận diện mùi pheromone từ ong chúa để định vị tổ ong.
Bộ râu giúp ong mật phân biệt các loại hoa khác nhau, từ đó tối ưu hóa khả năng tìm kiếm mật ong.
Cảm nhận pheromone
Pheromone ong mật là một phần quan trọng trong giao tiếp của ong, và bộ râu đóng vai trò chính trong việc cảm nhận các pheromone này. Ong mật có thể cảm nhận pheromone từ ong chúa, giúp duy trì sự ổn định và tổ chức trong tổ, cũng như pheromone cảnh báo từ ong thợ khi tổ ong bị đe dọa.
Khả năng nhận diện pheromone giúp ong mật phản ứng nhanh với các mối nguy hiểm và tổ chức đội ngũ bảo vệ tổ.
Cảm nhận rung động
Bộ râu của ong mật không chỉ giúp chúng cảm nhận mùi hương mà còn có khả năng cảm nhận rung động từ không gian xung quanh. Điều này hỗ trợ ong trong việc điều hướng và xác định các tín hiệu rung từ vũ điệu lắc lư (waggle dance) của ong thợ để tìm kiếm thức ăn.
Đo khoảng cách và định hướng
Bộ râu có các thụ thể giúp ong mật đo lường khoảng cách khi bay. Điều này giúp chúng định vị chính xác khoảng cách từ tổ đến nguồn thức ăn và quay trở lại tổ một cách dễ dàng. Ngoài ra, bộ râu cũng giúp chúng cảm nhận hướng di chuyển thông qua sự tương tác với không khí.
Cảm nhận nhiệt độ và độ ẩm
Râu ong mật cũng có khả năng cảm nhận nhiệt độ và độ ẩm xung quanh, giúp chúng điều chỉnh hành vi và vị trí trong tổ để duy trì môi trường sống ổn định cho ấu trùng và tổ ong.
Phản ứng chính xác cao hơn đáng kể khi râu bên trái được sử dụng.
Việc “phát triển một bên” xem ra có liên quan đến quá trình hình thành trí nhớ. Khi thử nghiệm sử dụng hình thức một bên (mùi hương được đưa về phía trái hoặc phải của con ong) và không phủ râu nào lại (cả hai râu đều được sử dụng). Các tác giả phát hiện rằng, những con ong thể hiện khả năng nhớ tốt hơn khi chúng được kiểm tra vào khoảng thời gian một tiếng sau khi huấn luyện sử dụng râu bên phải, 3 tiếng sau trí nhớ của nó không còn nữa. Tuy nhiên, 6 tiếng sau khi được huấn luyện, kí ức của ong mật bị dịch chuyển và được gợi lại chủ yếu khi sử dụng râu bên trái. Kí ức tiếp tục tồn tại ở râu bên trái trong một thời gian dài (sau 6 tiếng, duy trì trong vòng 24 tiếng).
Dường như râu bên phải và cấu trúc thần kinh liên quan tạo thành nền tảng cho trí nhớ tạm thời trong giai đoạn ngắn, trong khi râu bên trái hỗ trợ học hỏi trong thời gian dài, hình thành khoảng 3 tiếng sau khi được huấn luyện.
Hiện tại vẫn còn một điều các nhà nghiên cứu chưa nắm rõ đó là liệu việc học hỏi qua râu bên phải có đủ để tạo ra mã hóa ngắn hạn ở vùng bên phải của não và mã hóa dài hạn ở vùng bên trái hay không. Ngoài ra còn có giả thuyết: Ký ức được mã hóa tương tự ở cả hai vùng của não nhưng chỉ có râu bên phải có thể tiếp cận hồi tưởng ngắn hạn trong khi râu bên trái có thể tiếp cận hồi tưởng dài hạn.
Vậy, lý do sinh thái cho hiện tượng này có thể là gì? Khả năng dịch chuyển ký ức từ râu này sang râu kia cho phép sử dụng râu bên phải để nhận biết mùi mới mà không bị những ký ức về mùi hương ở bộ nhớ dài hạn làm nhiễu. Loài ong di chuyển đến nhiều bông hoa khác nhau ở những thời điểm khác nhau trong ngày khi có mật hoa. Điều này dẫn đến sự hình thành mối liên kết giữa các mùi khác nhau trong hành trình một ngày. Quy trình này có thể trở nên dễ dàng hơn nếu sự gợi nhớ về một mùi nào đó không tồn tại ở vùng học hỏi của não.
Kết luận
Chức năng bộ râu ong mật là một cơ quan đa năng, giúp chúng thu thập thông tin quan trọng từ môi trường thông qua việc cảm nhận mùi hương, pheromone, rung động, nhiệt độ và độ ẩm. Những thông tin này không chỉ hỗ trợ trong việc tìm kiếm thức ăn mà còn giúp ong mật duy trì sự phối hợp trong tổ ong và bảo vệ cộng đồng của mình.
Tác giả: Ong Mật Golden Bee
Lưu Ý: Để bảo vệ sức khỏe của mình, trước khi sử dụng bất cứ phương pháp, thực phẩm hỗ trợ sức khỏe nào nên tham khảo ý kiến chuyên môn của Bác sĩ phòng trường hợp dị ứng hoặc gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Nên sử dụng có liều lượng phù hợp, kết hợp với chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh để đạt được hiệu quả tốt nhất.
*
Bài viết được biên soạn bởi Công Ty Ong Mật Golden Bee https://goldenbee.com.vn/
Xem Tất cả về Mật Ong https://goldenbee.com.vn/mat-ong
Công Dụng Của Mật Onghttps://goldenbee.com.vn/cong-dung-mat-ong
Mật Ong Thiên Nhiên Golden Bee https://goldenbee.com.vn/mat-ong-thien-nhien-golden-bee
Mua Mật Ong giá Sỉ https://goldenbee.com.vn/mat-ong-si
Thông tin về Ong Mật https://goldenbee.com.vn/ong-mat
Mật Ong Nguyên Chất Golden Bee https://goldenbee.com.vn/san-pham/mat-ong-nguyen-chat-golden-bee
Thùng nuôi Ong Mật https://goldenbee.com.vn/thung-nuoi-ong-mat
Kỹ Thuật Nuôi Ong Mật Tại Nhà https://goldenbee.com.vn/ky-thuat-nuoi-ong-mat-tai-nha
Bảng giá Mật Ong https://goldenbee.com.vn/bang-gia-mat-ong-hom-nay
*
🍯 Mua Mật Ong Sỉ/Lẻ:
Điện Thoại/ Zalo: 0973.745.279
🐝 Hỗ trợ Kỹ Thuật Nuôi Ong:
Điện Thoại/ Zalo: 0978.354.002
Hotline: 0973.745.279
Hỗ trợ từ 8h30 - 22h
Giao hàng 24h ở HCM,
2-4 ngày ở các Tỉnh.
MẬT ONG NGUYÊN CHẤT GOLDEN BEE
Chỉ 80K
Mua hàng tháng, giảm 10%
Loại
Mật Ong Đơn Hoa
Nguồn Gốc
Tây Nguyên - Đắk Lắk
Màu Sắc
Vàng Hổ Phách
Thành Phần
Mật Ong Nguyên Chất
Thương Hiệu
Mật Ong Golden Bee
tìm kiếm nhiều nhất
Mật ong nguyên chất
Thùng nuôi ong mật